Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Bị chó cắn để lại rất nhiều thương tổn vật chất, tinh thần cho người bị hại, nhất là trẻ em. Hãy thận trọng khi thấy chó có những dấu hiệu dưới đây.

7 tuổi đã không qua khỏi sau khi bị đàn của chủ nhà thuê trọ cắn xé trong lúc bé đang đi đường. Còn biết bao hoàn cảnh khác mà chuyện đã xảy ra lâu rồi, nay vẫn còn để lại nỗi dày vò cho cha mẹ và con trẻ.

nhung tinh huong cho rat de tan cong nguoi - anh 1Chó thả rông là mối nguy hiểm bất ngờ cho mọi người, nhất là trẻ em.

Theo TS.BS Phạm Thị Việt Dung (khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), bình thường, mọi người sống quen với súc vật nuôi sẽ cảm thấy nó rất gần gũi và dễ thương nhưng khi làm trong môi trường bệnh viện, bác sĩ đã gặp những trường hợp đáng thương là những đứa trẻ bé bỏng bị chó mèo hàng xóm cắn đến điều trị, mới thấy xót xa và lo sợ.

Cách đây vài tuần, khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Xanh Pôn cũng tiếp nhận và phẫu thuật cho cháu bé 6 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội bị chó nhà hàng xóm cắn nhiều vết vào lưng và gáy. 

Sau khi bị chó cắn, trẻ thường bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thường là mấy ngày sau mổ trẻ vẫn còn hoảng loạn. Những tuần tiếp sau đó gia đình phải thay nhau đưa trẻ đến trung tâm y tế dự phòng để tiêm phòng dại, rồi cả nhà lo lắng theo dõi sự sinh tồn của con chó đã “vô tình gây họa” kia.

nhung tinh huong cho rat de tan cong nguoi - anh 2Nuôi chó cần huấn luyện và tiêm phòng đầy đủ. Ảnh minh họa.

Ở nước ngoài, trẻ nuôi và chơi với thú cưng - là những chú chó nhỏ được thuần dưỡng, được thỏa mãn các nhu cầu, được tắm rửa sạch sẽ, được cắt tỉa móng, được tiêm phòng… đầy đủ. Nhưng ở Việt Nam, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa kiên quyết trong vấn đề này dẫn tới nhiều vụ việc thương tâm từ chó cắn người.

nhung tinh huong cho rat de tan cong nguoi - anh 3
nhung tinh huong cho rat de tan cong nguoi - anh 4Cho chó ra đường cần đeo rọ mõm. Ảnh minh họa.

Cho trẻ nuôi và chơi với chó, mèo… ngoài việc nuôi dưỡng tình yêu thương của trẻ với súc vật, còn rất nhiều lợi ích trong việc hình thành thói quen, nhân cách cho trẻ nhưng cũng cần phải cẩn trọng và để ý bảo vệ con trẻ. Đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, mọi người có thể nuôi chó tự do, không có sự kiểm soát, quản lý và cũng không nhiều người nuôi chó được tiếp cận thông tin, kiến thức và có ý thức trong việc bảo vệ người khác khi tiếp cận với chú chó của mình.

Phần lớn chó nuôi ở Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng nông thôn được thả rông mà không được thuần hóa, không được huấn luyện, không được vệ sinh, tiêm phòng dại, không đeo rọ mõm khi ra đường… Đấy là hiểm họa rất lớn cho những người xung quanh. Trước thực trạng đó mỗi người nên tự trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ con trẻ, bảo vệ chính mình.

Hãy thận trọng khi thấy chó trong các tình huống này:

1. Vào nhà hoặc chuồng có chó cần hết sức cẩn thận vì nó phản xạ lãnh thổ rất mạnh, dễ cắn.

2. Chó đang ăn.

3. Chó đẻ thì đừng đến gần.

4. Gặp chó thì đừng bỏ chạy, các bạn đừng kích thích nó, đánh nó hoặc gây áp lực sẽ rất nguy hiểm.

Do trẻ em chưa nhận thức được nhiều, rất hay trêu chọc chó, vành mồm nó ra, rất nguy hiểm. Người lớn phải đặc biệt hướng dẫn trẻ em không lại gần những con chó lớn.

Dấu hiệu chó sắp tấn công người

- Chó gầm gừ, nhe nanh.

- Lông bờm, gáy, lưng của chó dựng lên. Hoặc đuôi quặp lại bụng, mắt nó long sòng sọc nhìn, lấm lét nhìn cũng có thể chó sắp cắn.

- Chó cúi gầm sát mặt đất cũng phải cẩn thận.

Mọi người phải có trách nhiệm với gia đình và mọi người, làm đúng quy định của pháp luật. Muốn nuôi chó phải đầy đủ điều kiện nuôi dưỡng, kiểm soát, quản lý chó tốt để khỏi phiền hà, nguy hiểm cho người khác.

Nuôi chó cần có cũi, dây xích, nhà cửa có hàng rào tốt, ngoài cổng phải có biển cảnh báo nhà có chó dữ. Các con chó phải được tiêm phòng dại.

Ông Nguyễn Mạnh Hà
Giám đốc TT Huấn luyện chó nghiệp vụ (PDS) Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội - theo VOV

Theo Ngọc Hà - Gia đình và Xã hội