Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam với chí nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”. Tổ sư sinh trưởng tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1944, Ngài rời gia đình du phương tu tập từ Vĩnh Long đến Châu Đốc, từ Thất Sơn đến Hà Tiên. Thiền tâm thuần thục, trí tuệ tỏ thông, Ngài trực ngộ ý pháp thuyền Bát-nhã rồi về tịnh tu tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, Mỹ Tho. Năm 1946, Ngài bắt đầu du hóa ở Mỹ Tho, Gò Công, Long An, Thủ Thừa, Bến Lức, Phú Lâm, Chợ Lớn, Bà Chiểu rồi đến các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Từ ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), Ngài vắng bóng đến nay (2017).

I. KHAI NGUỒN

Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam với chí nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”. Tổ sư sinh trưởng tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1944, Ngài rời gia đình du phương tu tập từ Vĩnh Long đến Châu Đốc, từ Thất Sơn đến Hà Tiên. Thiền tâm thuần thục, trí tuệ tỏ thông, Ngài trực ngộ ý pháp thuyền Bát-nhã rồi về tịnh tu tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, Mỹ Tho. Năm 1946, Ngài bắt đầu du hóa ở Mỹ Tho, Gò Công, Long An, Thủ Thừa, Bến Lức, Phú Lâm, Chợ Lớn, Bà Chiểu rồi đến các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Từ ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), Ngài vắng bóng đến nay (2017).

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Thời khởi thủy (1944-1954)

Tâm nguyện sáng lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam biệt truyền được Tổ sư Minh Đăng Quang phác họa và triển khai trên nền tảng tư tưởng dung hợp Nam tông và Bắc tông Phật giáo, thể hiện bằng đời sống phạm hạnh của vị Sa-môn Khất sĩ, thực hành Cụ túc giới và Tứ Y pháp Trung đạo.

Sau 10 năm hóa đạo, Ngài vắng bóng. Giáo lý cao thượng được Ngài truyền đạt lưu lại cho môn đồ được kết tập thành bộ Chơn Lý gồm 69 bài. Tăng Ni hơn 100 vị, tịnh xá có khoảng 20 ngôi.

2. Thời kỳ phát triển (1954-1964)

Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam phát triển thành những Giáo đoàn Tăng và Giáo đoàn Ni sau đây:

Giáo đoàn I: Còn gọi là Giáo đoàn chính do đức Trưởng lão Giác Chánh và đức Trưởng lão Tri sự Giác Như kế thừa, lãnh đạo và hành đạo tại các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Trụ sở đặt tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên, Vĩnh Long.

Giáo đoàn II: Do Trưởng lão Giác Tánh và Trưởng lão Giác Tịnh lãnh đạo và hành đạo ở các tỉnh duyên hải Trung Bộ. Trụ sở đặt tại Tịnh xá Ngọc Nhơn, Quy Nhơn, Bình Đinh.

Giáo đoàn III: Do Trưởng lão Giác An lãnh đạo và hành đạo mở mang tại một số tỉnh duyên hải và cao nguyên Trung Bộ. Trụ sở đặt tại TX. Ngọc Tòng (Tổ đình Nam Trung), Nha Trang, Khánh Hòa.

Giáo đoàn IV: Do Trưởng lão Pháp sư Giác Nhiên lãnh đạo phát triển rộng tại các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Trụ sở đặt tại Tịnh xá Trung Tâm, Q. Bình Thạnh (1965 – 2014) và Pháp viện Minh Đăng Quang, Q. 2 (2014 – đến nay).

Giáo đoàn V: Do Trưởng lão Giác Lý lãnh đạo và hành đạo ở một số các tỉnh miền Trung cận Đông và miền Tây Nam Bộ. Trụ sở đặt tại Tịnh xá Trung Tâm, Q. 6, TP. HCM.

Mỗi Giáo đoàn phát triển từ 15 đến 20 ngôi tịnh xá, từ 50 đến 100 vị Tăng. Ngoài ra, còn có một số Giáo đoàn khác được hình thành, tầm mức hoạt động có phần giới hạn hơn, như đoàn Du Tăng của Trưởng lão Từ Huệ (năm 1950) và đoàn Du Tăng của Thượng tọa Giác Huệ (năm 1963).

Đồng thời, Ni chúng Khất sĩ cũng thành lập Giáo hội Ni giới Khất Sĩ Việt Nam (1964) do Ni trưởng Huỳnh Liên và Ni trưởng Bạch Liên lãnh đạo. Trong 10 năm Ni giới mở mang hơn 70 ngôi tịnh xá và khoảng 500 vị Ni. Ni trưởng Ngân Liên ở Hà Tiên và Ni trưởng Trí Liên ở Tân Hiệp (Mỹ Tho) cũng lập phân đoàn Ni; Ni chúng mỗi phân đoàn có từ 40 đến 50 vị, tịnh xá khoảng 15 ngôi.

3. Thời kỳ hiệp nhất về pháp lý (1964-1974)

Được sự khuyến khích hỗ trợ của Tăng tín đồ, Hòa thượng Giác Nhu và Hòa thượng Giác Tường đứng ra vận động thành lập Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam (GHTGKSVN); nhiệm kỳ I từ 1966 đến 1969. Đến năm 1971, GHTGKSVN thành lập 2 viện: Viện Chỉ đạo gồm quý Trưởng lão Tôn túc chứng minh và Viện Hành đạo gồm quý Thượng tọa, Đại đức có năng lực đảm đương Phật sự.

Chức năng và hoạt động của hai viện chỉ mang tính nội bộ cho đến ngày đất nước hòa bình độc lập, thống nhất. Trong thập niên thứ ba này, tịnh xá Tăng từ 100 ngôi mở mang lên thêm 150 ngôi; chư Tăng từ 300 lên đến hơn 500 vị.

4. Thời kỳ trụ xứ và hòa hợp (1975-1981)

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước hòa bình, chư Tăng Ni Khất sĩ dừng chân du hóa, an tịnh thường trú tại các tịnh xá, tu hành theo lời giáo huấn của Tổ sư “nên tập sống chung tu học, cái sống là phải sống chung, cái biết là phải học chung và cái linh là phải tu chung”.

Trong giai đoạn này, Tăng Ni Khất sĩ đã ứng hiệp thực hiện bổn phận của người xuất gia tu Phật, tác Như Lai sứ hành Như Lai sự tại mỗi đạo tràng. Chư Tăng Ni tùy duyên tham gia lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trồng và chế biến thuốc nam…

Đặc biệt trong thời kỳ này, dù an trú ở mỗi đạo tràng, nhưng tinh thần hòa hợp, đoàn kết giữa Tăng Ni Khất sĩ vẫn được củng cố. Từ năm 1980, trong 3 tháng An cư kiết hạ hằng năm tại tịnh xá Trung Tâm, chư Tăng các Giáo đoàn hội họp về sống chung tu học, làm tươi sáng tinh thần Tam tụ Lục hòa của nhà Phật. Trong giai đoạn này, tịnh xá của Hệ phái có tất cả trên 350 ngôi.

5. Thời kỳ “Hệ phái Khất sĩ” - Thành viên sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tháng 2 năm 1980, Hòa thượng Giác Toàn đại diện GHTGKSVN, Ni sư Huỳnh Liên đại diện GHNGKSVN tham gia Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam thành lập ngày 12-2-1980 tại TP. HCM. Trong tinh thần hòa hợp, Giáo phái Khất sĩ cử 6 đại biểu tham dự Hội nghị đại biểu thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tháng 11-1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội và trở thành một trong 9 tổ chức Phật giáo, thành viên của GHPGVN ngày nay.

Tháng 8 năm 1983, Giáo đoàn Du Tăng do Hòa thượng Giác Huệ sáng lập, và Hòa thượng Giác Đức kế thừa lãnh đạo, đã hòa hợp trong tổ chức Hệ phái, trở thành Giáo đoàn VI trong Hệ phái Khất sĩ. Trụ sở đặt tại Tịnh xá Lộc Uyển, Q. 6, TP. HCM.

Hiện nay (2017), trong dòng truyền thừa Khất sĩ Việt Nam trong nước có hơn 3.500 vị (khoảng hơn 1.000 Tăng, hơn 2.500 Ni) với hơn 500 ngôi tịnh xá (trên 170 ngôi tịnh xá Tăng và trên 330 ngôi tịnh xá Ni).

Tại các nước Mỹ, Canada, Pháp, Úc,… có hơn 30 ngôi đạo tràng, tịnh xá, với hơn 80 Tăng, Ni tu học, hoằng hóa.

Trong giai đoạn này, ngoài 6 Giáo đoàn Tăng và Giáo đoàn “Ni giới Hệ phái Khất sĩ”, còn có một số Giáo đoàn trực thuộc Tăng sinh hoạt khá rõ nét trong lòng Hệ phái, như Ni giới Giáo đoàn III (do Trưởng lão Giác An thâu nhận), chư Ni thuộc Giáo đoàn I do Trưởng lão Tri sự Giác Như chứng minh, chư Ni Giáo đoàn IV (Phân đoàn 1, Phân đoàn 2, Phân đoàn cố Ni trưởng Ngân Liên, và một số Ni trực thuộc đệ tử cố Ni trưởng Cung Liên) đều nằm trong sự quản lý của Giáo đoàn IV.

Hơn 35 năm trôi qua, một số hoạt động của Hệ phái được thể hiện trong nhiều phương diện. Cụ thể nhất là ngành Giáo dục, có trên 300 Tăng Ni Khất sĩ được đào tạo cấp Cử nhân Phật học; một số vị được gởi đến các nước: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Tích Lan, Miến Điện, Mỹ... để đào tạo cấp Thạc sĩ và Tiến sĩ. Hiện nay có khoảng trên 30 vị Thạc sĩ, 40 vị Tiến sĩ đã và đang phục vụ Giáo hội và Hệ phái.

Song song việc đào tạo giáo dục, các khóa tu của Hệ phái cũng được tổ chức đều đặn cho các Tỳ-kheo ở các tỉnh/ thành; các khóa tu tổ chức cho Tỳ-kheo-ni (Ni giới Hệ phái Khất sĩ, các khóa tu do Giáo đoàn, các Phân đoàn trực thuộc Tăng cũng được tổ chức định kỳ nhằm củng cố đường lối của Tổ sư. Tăng Ni còn tham gia trong các Ban, Viện Trung ương của Giáo hội, như Viện Nghiên cứu, Ban Giáo dục, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện xã hội...

III. TẠM KẾT

Dòng thời gian mỗi ngày trôi qua, trang sử Hệ phái thêm nhiều nét mới. Cầu nguyện chư Phật, chư Tổ chứng minh, chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp hộ trì những dòng sử Khất sĩ nối tiếp sẽ luôn trang nghiêm thanh tịnh như những bước chân hóa đạo hiền hòa tỏa sáng của chư Tỳ-kheo, Sa-môn Khất sĩ trong thời Chánh pháp.

HT. GIÁC TOÀN

*****

BUDDHIST MENDICANCY TRADITION OF VIETNAM
FORMATION & DEVELOPMENT PROCESS

Most Venerable Giác Toàn

THE ORIGINATION

Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam (BMTV) was originally established by Patriarch Minh Đăng Quang, with the aspiration to "Transmitting the Right Dharma of Sakyamuni". He was born in Phú Hậu village, Tam Bình district, Vĩnh Long province. In 1944, he left his family to practice the Dharma while he was travelling from Vĩnh Long to Châu Đốc, from Thất Sơn to Hà Tiên. Through practicing mindfulness meditation toward enlightenment, he came to realize the dharma of healing the human ailment then he settled down at Linh Bửu Pagoda, Phú Mỹ Village, Mỹ Tho.In 1946, he began going about preaching in Mỹ Tho, Gò Công, Long An, Thủ Thừa, Bến Lức, Phú Lâm, Chợ Lớn, Bà Chiểu then the South Eastern of Vietnam and West provinces. He went missing in February 1st 1954, and has not been seen until the present.

PROCESS OF FORMATION & DEVELOPMENT

1. Beginning Period (1944-1954)

The aspiration to found Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam was outlined and developed by Patriarch Minh Đăng Quang based on the combination of ideologies and practices of Theravada(BuddhistSouthern School) and Mahayana (Buddhist Northern School). The BMTV takes as their role model a decent Bhikkhu (Sramana) in the past who faithfully abides by Upasampada (The complete set of rules - 250 for monks, 348 for nuns) and the Four Dharmas of Ascetic Practitioners in the Middle Way. After 10 years of preaching, he disappeared at the age of 31. At that time, there were under his guidance more than 100 monks and nuns. Twenty viharas had come into being. His sublime teachings left for followers were commited into book form entitled The Truth which contains 69 lectures.

2. Development Period (1954 - 1964)

Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnamhas developed into Divisional Sangha as follows:

- Divisional Sangha 1: Also called the Main Sangha whose leadership is inherited and led by the Elder Giác Chánh and the Elder Giác Như, practicing the dharma in the Southern Delta Provinces. Headquartered in Ngọc Viên Monastery, Vĩnh Long.

Divisional Sangha 2: Initiated and led by the Elder Giác Tánh and the Elder Giác Tịnh, practicing the dharma in Central coast provinces. Headquartered in Ngọc Nhơn Monastery, Quy Nhơn, Bình Định.

Divisional Sangha 3: Initiated and led by the Elder Giác An, practicing the dharma extendedly in some coastal provinces and Central Highland. Headquartered in Ngọc Tòng Monastery (Nam Trung Communal House), Nha Trang, Khánh Hòa.

Divisional Sangha 4: Initiated and led by the Elder Dharma Master Giác Nhiên. It has developed widely in Eastern and Southwestern provinces. Headquartered in Trung Tâm Monastery, Bình Thạnh district (1965 - 2014) and Minh Đăng Quang Dharma Institute, District 2 (2014 onward).

-Divisional Sangha 5: Initiated and led by the Elder Giác Lý, practicing the dharma in some Eastern Central and Southeast provinces. Headquartered in Trung Tâm Monastery, District 6, HCMC.

In addition, there are some other Divisional Sangha formed with somewhat limited activity scope, such as the Travelling Sangha of the Elder Từ Huệ (1950) and the Sangha formed by the Ven. Giác Huệ (1963).

The Bhikkhunis in the lineage also established the Bhikkhuni Sangha (1964) led by the Bhikkhuni Elder Huỳnh Liên and Bhikkhuni Elder Bạch Liên. In 10 years, the Nun Sangha has developed, more than 70 viharas established and 500 nuns ordained. The Bhikkhuni Elder Ngân Liên in Hà Tiên and the Bhikkhuni Elder Trí Liên in Tân Hiệp (Mỹ Tho) also established Bhikkhuni Sangha; each Sangha has 40 to 50 Bhikkhunis, and about 15 viharas.

3. Legal Consolidation Period (1964 - 1974)

In 1964, the Elder Giác Nhu and the Elder Giác Tường stood up to register to the government and get the legality of the Sangha of Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam (SBMTV). In 1971, SBMTV set up two institutions: the Institution Dharma Ideology consisted of the most insightful Elders, and the Institution of Dharma Dissemination consisted of the Elders who were strongly capable of Dharma affairs. In its this third decade of development, the viharas increased from 100 to 150, the dharma practitioners, from 300 to over 500 in number.

4. Period of Settlement (1975 - 1981)

The April 30th 1975 witnessed the peace of the country of Vietnam as a whole, the Bhikkhus and Bhikkhunis of Buddhist Mendicancy Tradition situationally shifted from traveling to settling down at the viharas. They turned for their ideology to the teachings by the Patriarch, "practitioners of the Dharma should practice how to live among the Sangha: For the sake of noble life, live together; for the sake of useful knowlege, learn together; for the sake of true spirituality meditate together".

As citizens, the Bhikkhus and Bhikkhunis of SBMTV have actively participated in agriculture, small handicraft industries, traditional medical practice and other kinds economic activities along with leading a pure life as characterized by the past sangha.

In spite of settling in different viharas, 350 in number, the sense of harmony and solidarity among the Dharma practitioners was still strengthened. Since 1980, during the three months of annual rainy retreat, they have regularly come to practice together at the Trung Tâm Vihara.

5. SBMTV as a Founding Member of Vietnam Buddhist Sangha

In February 1980, Venerable Giác Toàn representative of the SBMTV, Ven. Bhikkhuni Huỳnh Liên representative of the Bhikkhuni SBMTV participated in the Advocacy Board for the unification of Vietnam Buddhism, which was started in February 12th, 1980 in Ho Chi Minh City. With a sense of harmony in mind, SBMTV as a whole sent 6 delegates to attend the Representative Conference for the establishment of the Vietnam Buddhist Sangha (VBS) in November 1981 at Quán Sứ Pagoda – Hanoi. The VBS came into being and SBMTV became one of its 9 founding members.

In August 1983, the Sangha, which was founded by Venerable Giác Huệ, inherited and led by Venerable Giác Đức, joined the SBMTVand became the Divisional Sangha VI, headquartered in Lộc Uyển Monastery, District 6, Ho Chi Minh City.

At present (2017), there are more than 3,500 practitioners of SBMTV in the country (more than 1,000 monks, more than 2,500 nuns) with more than 500 viharas and other establishments (over 170 bhikkhu viharas and over 330 bhikkhuni ones).

In the United States, Canada, France, Australia, there are more than 30 viharas with over 80 practitioners of the Dharma.

In addition to the six Bhikkhu Sangha and a Bhikkhuni Sangha, there are a considerable number of smaller Bhikkhuni Sanghas that are following the age-old tradition of sharity the over-arching umbrella of Bhikkhu ideological orientation, protection and leadership such as the Bhikkhuni Sangha adopted by the Elder Giác An, Bhikkhuni Sangha, the Bhikkhuni Sangha attested by the Elder Giác Như, the Bhikkhuni Sangha led by Bhikkhu Sangha IV such as the Bhikkhuni Sanghas of the Late Bhikkhuni Elder Ngân Liên, and some Bhikhunis under the discipline of the Late Bhikkhuni Elder Cung Liên.

Time has passed by, the activities of the Sanghas have been unfoled in many aspects in which education is remarkable. There have been over 300 monks and nuns in the lineage who are bachelors of Buddhist Studies. A number of which have been studying in India, Thailand, China, Taiwan, Sri Lanka, Burma, USA to get higher qualifications of Master and PhD level. There are currently over 30 Masters and 40 Doctors of Philosophy who are serving in the SBMT in particular and the Vietnam Buddhist Sangha in general.

CONCLUSION

May the Buddha, Dharma protectors bless the succeeding history of the SBMTV. May the mindful steps of the dharma practitioners be permanently serene and solemn. May Buddhist practitioners continue ardently on the way of serving living beings. May Peace, Happiness and Prosperity prevail.