Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Ngày 30/9/2022 (nhằm ngày5/9 năm Nhâm Dần), ngày thứ ba của Khoá tu chư hành giả Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni Giáo đoàn III đã được nghe những chia sẻ về kiến thức hành trì pháp tu Giới – Định – Tuệ của HT. Giác Minh; kinh nghiệm tu tập của ĐĐ. Giác Khải, ĐĐ. Giác Đoan tại tịnh xá Ngọc Đà (số 2 Tô Vĩnh Diện, Phường 6, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), chia sẽ pháp nhân dịp Khóa tu của ĐĐ. Giác Minh Tường đến quý Phật tử về hộ trì.
Vào buổi sáng, HT. Giác Minh - Phó Tri sự, Phó Ban Tăng sự Giáo đoàn III, Trưởng Ban Tổ chức Khóa tu, đã đến thăm viếng đạo tràng khóa tu. Theo Hoà thượng thời gian diễn ra khóa tu truyền thống của lãnh đạo Giáo đoàn III nhằm tập huấn, khuyến nhắc, an ủi cho chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni nắm rõ mục đích, hướng đi trên bước đường tu tập. Tránh cho quý hành giả đi lạc hướng trên con đường tầm cầu giáo pháp.
Thông qua lời giảng, Hòa thượng giúp quý hành giả nhìn lại chí nguyện xuất gia của mội vị, chư hành giả đã dám bỏ thế tục, bỏ cha mẹ gia đình, bỏ tất cả những gì cao quý ngon nhất… Nhưng nếu rơi vào tài, sắc, danh lợi là các thức khiến sinh ra chiến tranh, giặc cướp... Mỗi hành giả khi tu tập cần phải biết đề tránh xa.
Đức Phật đã từ bỏ cung vàng, vợ đẹp… cầm chiếc gậy đi từ xứ này qua xứ khác giảng đạo, thuyết pháp. Vì đức Phật thấy được nguyên nhân của cái khổ xảy ra từ những thứ như vậy nên Ngài thành đạo, tâm được an yên, không có hận thù ai… Đó là tinh thần tuyệt vời nhất trong cuộc sống mà mọi người đang muốn có.
Thông qua các câu chuyện về Tổ sư, quý đức Thầy, Hòa thượng giúp các hành giả hiểu hơn về việc xin cơm của các gia đình để nuôi thân này mà tu hành, thuyết pháp giảng đạo. Đó là xin các pháp, xin cái ăn để nuôi thân, thân để nuôi tâm, cái tâm trí bản thân cho trọn vẹn, đẹp đẽ, trọn lành. Còn ngoài đời lấy cái sân nên tạo ra oán, hận thù. Cho nên người tu phải lấy đức tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả mà đức Phật xin ăn nuôi thân, từ thân để nuôi tâm trí trọn lành nhằm có thể đi thuyết pháp đến mỗi người.
Tổ sư Minh Đăng Quang có nói: “Xin tất cả các pháp, xin cỏ, cây, thú, người, trời, Phật…”. Cũng nhờ hình ảnh xin cái lá rụng, giúp cho quý hành giả thấy được bản chất cuộc đời là vô thường. Cái lá rớt xuống đất trở thành phân bón làm phân bón cho các loài thứ khác. Đó gọi là luân hồi sanh tử.
Người xuất gia không phải vì thiếu ăn, không có chổ ở… mà vị ấy phải biết vào chùa vì mục đích gì, lý tưởng gì. Về tham dự khóa tu nhằm được huấn luyện từ lời nói, ăn, mặc, ở, bệnh, đi, đứng, nằm, ngồi… Tất cả các động tác đều giống như thiền, yên lặng như thiền sư, khi nói thì nói như chánh pháp…
Vì thế quý hành giả khi tu tập trong giáo lý Đạo Phật Khất sĩ, noi theo dấu chân chư Phật ngàn xưa, chư Tổ và những vị lãnh đạo đi trước đã làm gì? nói cái gì? Từ đó biết phải làm gì đem lại lợi ích cho mình, cho người. Đó chính là thiền.
Thiền có nghĩa là cẩn trọng, cẩn thận. Như khi đi lên lầu cần chú ý đừng để trơn trượt vấp té. Hay nấu ăn thì biết bỏ cái gì vô trước, bỏ cái gì vô sau, có kiến thức nêm nếm như thế nào. Ăn ta biết ta ăn, nuốt vô cảm thấy là ngon.
Thiền trong công ăn việc làm. Ngồi thiền tức là công việc mình vẫn hoạt động nhưng mà tâm ý mình không loạn động. VD: Tôi cắm bình bông, khi chăm chú vào bình bông đó là định
Định là suy nghĩ đúng đắn, đường lối rõ ràng. Mọi công việc đều phải có thiền, có định mới làm tốt, nếu không sẽ làm sai vì làm sai đường.
Giới Định Tuệ là cái biết rõ ràng, phân biệt. Trong đó có trí tuệ phân biệt. Đâu là con đường xấu, người tu sĩ cần biết phân biệt con đường nào nên đi, nên tránh. Người tu sĩ cần đi con đường rộng rãi, minh bạch, đàng hoàng. Sống trong chùa mà làm giống người đời, không có lợi ích mà còn tác hại cho đạo, gọi là phá đạo.
Tìm hiểu về đời sống đức Phật, tìm hiểu một vài nét sơ bộ của chư Tổ, tìm hiểu một vài nét đặc thù của đức Thầy, những vị mà mẫu mực để quý hành giả bắt chước mà hành theo. Cần hiểu Phật có thể thành đạo, Thánh có thể thành được thì chúng ta cũng sẽ thành được. Muốn vậy mỗi hành giả cần phải bỏ mọi đam mê, những ham thích ở bên ngoài đừng mang vào chùa nữa. Đó là ham muốn vật chất, bỏ sắc, tài, danh lợi không được, ăn ngủ thực thùy chuyện thế gian bỏ không được… chính những điều này khiến quý hành giả bước trên đường đạo khó khăn. Vì thế quý hành giả cần phải kiên quyết, tiến bước trong đường tu, quyết bỏ là phải bỏ, có thì được nhưng đừng đắm chấp vào nó, đừng theo, giữ nó cả đời
Từ những bài học về hành trạng của Tổ, quý đức Thầy đã thực hiện và buông bỏ, thông qua lời kể của hòa thượng đã giúp khuyến tấn hàng giả về con đường giáo pháp Khất sĩ, cũng như công hạnh của các Ngài đã làm để quý Tăng Ni noi theo học hỏi và hành theo con đường mà Tổ Thầy đã chỉ dạy.
Vào buổi chiều cùng ngày, ĐĐ. Giác Khải và ĐĐ. Giác Khoan cũng đã có sự thảo luận chia sẻ theo tinh thần pháp hữu trong đạo với các hành giả của Khóa tu.
ĐĐ. Giác Khải đã chia sẽ kinh nghiệm tu học của bản thân khi bước vào đời sống tu tập. Theo Đại đức mỗi hành giả cho rằng cần trau dồi thân tâm, tịnh tu tam vô lậu học, làm giảm 3 nghiệp thông qua Giới – Định – Tuệ để loại trừ bất thiện trên con đường tu tập, tìm cầu sự giải thoát.
Mỗi người xuất gia cái tâm ban đầu rất trong sáng, chỉ mong muốn tìm sự giải thoát trên con đường tìm cầu giác ngộ. Mỗi người tùy theo nghiệp thức của bản thân mà có người luôn thuận lợi, có người lại bị chi phối bởi nghiệp thức chưa hoàn hảo. Những người nghiệp thức chưa hoàn hảo đó cần phải nỗ lực để chuyển hóa nhiều hơn. Vì chính những điều này khiến cho niềm tin và sự mong muốn ở lâu dài trong đạo bị trở ngại, đối nghích làm hành giả lung lay dễ bị rơi ra ngoài đời trở lại.
Con ĐĐ. Giác Đoan cho rằng: Mỗi hành giả khi mới xuất gia cần phải cố gắng làm sao cho tốt hơn, cần phải có lòng kiên nhẫn, tâm thờ thầy trong tinh thần người con Phật đối với tạo tình thân trong tâm tình huynh đệ pháp lữ với nhau. Đây là đức tính tốt đẹp và cao quý đối với những người mới xuất gia.
Vì với những người mới xuất gia, có những người vì nghiệp duyên gặp nhiều trở ngại khiến cho cảm thấy không vui, có 1 khúc mắc trong tâm, cảm thấy có điều gì đó không đẹp trong giáo pháp, từ đó có thể phỉ báng Thầy Tổ do bài học ban sơ không được chú ý tốt.
Vì thế người mới xuất gia cần biết áp dụng học cái gì để áp dụng vào cuộc sống của bản thân, phải có định hướng, kinh nghiệm hầu thầy, ban sơ để bản thân hình thành một lý tưởng thật sự. Vì thế người mới xuất gia cần cố gắng nghiên cứu những lời dạy của Tổ sư, đức Thầy, quý Hòa thượng đã chỉ dạy để có 1 nhận thức mới và tri ân đối với giáo pháp Tổ Thầy.
Một người mới bước vào tu học để trở thành người trưởng thành, lương thiện cần biết những hình ảnh nào nên học, nên làm và những hình ảnh nào nên từ bỏ. Từ đó sẽ biết đến những ảnh của Tổ sư có sự tương thích với lời dạy của đức Thế Tôn. Nhờ đó sẽ cảm thấy trân quý tri ơn với con đường đã chọn, sẽ không thối chí, trở lui khi có chướng ngại trên bước đường tu học.
Ngoài ra trong cuộc sống cần nắm vững giáo lý để khi các căn tiếp xúc với trần không bị chi phối của các dục: tham, sân và si. Từ đó thu phục phòng hộ 6 căn, nhờ đó mà có các căn thanh tịnh. Nếu không có sự huân tập, không có phòng hộ các căn sẽ bị chi phối của ngoại cảnh làm cho ham muốn, không có thanh tịnh, thích rong chơi nơi dục trần. Cần hiểu giáo lý của Tổ Thầy, phải có sự tri ơn với những lời dạy của Tổ Thầy thì các bất thiện pháp mới không xảy ra. Cần có sự chia sẽ, góc nhìn của bản thân đối với mọi người để làm sáng tỏ vấn đề, hiểu rõ hơn, chuẩn hơn trong giáo pháp.
Cả 2 Đại đức với những câu chuyện ngắn về đời sống tu tập đã giúp các hành giả biết cần phải làm sao đừng để mất tâm ban đầu, phỉ báng Thầy Tổ. Mỗi vị phải biết tìm ra những con đường chân chánh để đi. Mỗi người phải tìm đến lời dạy thật sự bên trong đó là gì? Lời dạy của Tổ sư với các hệ thống Kinh điển.
Cùng thời gian các hành giả được quý Đại đức chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình tu học. Ban Tổ chức Khóa tu truyền thống “Giới – Định – Tuệ” của Giáo đoàn III đã bố trí ĐĐ. Giác Minh Tường có thời pháp chia sẽ về cách thức tu tập thông qua pháp học, pháp hành của đức Thế Tôn, của Tổ sư, quý đức Thầy đến quý Phật tử nam nữ khi về hộ trì Khóa tu.
TT. Vườn Tâm