Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Trong cuộc sống, chuyện gì cũng có nhân quả của nó, gieo nhân nào gặt quả ấy, vì thế hại người khác cuối cùng chính là hại bản thân mình. Người ta có câu: Ác giả ác báo, không phải người ta làm việc xấu mà không bị quả báo chỉ là chưa đến lúc.

1. Thờ cúng tổ tiên đừng nên sát sinh

Mọi người không nên sát sinh vào những ngày giỗ, tảo mộ của tổ tiên hay tết trung thu…như vậy sẽ tích thêm phúc đức cho những người đã mất, sát sinh chỉ làm tăng thêm nghiệp cho họ. Bàn thức ăn đầy sơn hào hải vị nhưng người đã khuất có thể từ dưới cửu tuyền lên để ăn không? Việc làm vô nghĩa như thế, là người thông mình sẽ không bao giờ làm. Đây là điều mà người trần coi như thói quen, không hiểu mình sai ở đâu.

2. Sinh con cái đừng nên sát sinh

Người ta không có con cái nối dõi tông đường thì cảm thấy đau buồn, có con cái nối dõi thì vui mừng khôn tả. Nhưng lại không ngờ đến tất cả các loài động vật cũng yêu thương con cái của mình. Vì chúc mừng sự ra đời con cái của mình mà sát hại mạng sống  của con cái các loài động vật, ăn như vậy liệu có ngon không? Con cái ra đời nhưng không tích đức cho con cái ngược lại lại gây them tội ác, tổn hại công đức của chúng, thật là ngu xuẩn.

3. Sinh nhật không nên sát sinh
Những người cha người mẹ thật vất vả khi sinh chúng ta ra đời, ngày sinh nhật chúng ta chính là sự bắt đầu cho dấu mốc bước vào giai đoạn già nua bệnh tật. Ngày này nên ăn chay niệm Phật, làm việc thiện, để tích công đức cho bố mẹ thọ lâu hơn. Ngày sinh nhật mà sát sinh không những liên lụy đến tổ tiên, cha mẹ mà còn gây tổn hại cho bản thân mình.

4. Cưới xin không nên sát sinh

Hôn lễ trên trần gian, từ việc dạm ngõ, có cau đến ngày cưới chính thức không biết giết bao nhiêu là động vật để đãi khách. Cưới xin là sư bắt đầu của con cháu đầy nhà, tuy nhiên sự kiện này lại cướp đi con cháu của các loài động vật khác, thật đúng là vô đạo. Cưới xin là việc  như ý cát tường, ấy thế mà trong ngày cát tường đó lại đi sát sinh, việc tốt biến thành việc ác, đúng là quá bi thảm.

5. Tiếp đãi khách không nên sát sinh

Ngắm cảnh đàm đạo, chủ khách hội ngộ, ăn chay cũng có thể mang đến niềm vui cho hai người, vậy hà cớ gì cứ phải sát sinh, theo đuổi sĩ diện hão. Vì muốn bàn đầy sơn hào hải vị mà bắt người đầu bếp phải sát sinh gia súc trong nhà, người có nhân tính không cảm thấy bi thương hay sao?

6. Lễ cầu an không nên sát sinh

Người đời có bệnh tậ hay kiếp nạn thường sát sinh tế thần, cầu phúc cầu bồ tát bảo hộ. Hãy nghĩ kĩ lại, bái thần có nghĩa là muốn giảm đi kiếp nạn, kéo dài tuổi thọ, nhưng nếu dùng cách sát sinh để kéo dài tuổi thọ của mình thì còn gì là đạo trời nữa? Người chính trực mới có thể trở thành thần, thần linh liệu có bảo vệ cho kẻ đã giết hại các loài động vật khác không? Những loại người ích kỷ như vậy không những không kéo dài tuổi thọ, kiếp nạn khó có thể vượt qua, lại còn tạo thêm nghiệp ác.

7. Kinh doanh không nên sát sinh

Người đời vì miếng cơm manh áo mà bắt cá, giết trâu, mổ bò. Nhưng theo lời Phật dạy, những người không vì miếng ăn của mình mà sát sinh thì người đó vẫn có thể sống đầy đủ, không chết đói cũng không chết rét. Người mà sát sinh để ấm thân mình thì trời không dung đất không tha, chết xuống địa ngục vẫn còn bị quả báo.

Trong cuộc sống, chuyện gì cũng có nhân quả của nó, gieo nhân nào gặt quả ấy, vì thế hại người khác cuối cùng chính là hại bản thân mình. Người ta có câu: Ác giả ác báo, không phải người ta làm việc xấu mà không bị quả báo chỉ là chưa đến lúc.