Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
“Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian này cũng không. Kìa trông bóng nguyệt lòng sông. Ai hay không có có không mơ màng”


Cuộc sống xung quanh chúng ta bao giờ cũng có 2 mặt. Việc gì cũng thế hễ có cái này tức sẽ có cái ngược lại. Không một việc gì là hoàn toàn cả. Cái đó gọi là pháp đối đãi. Hễ đen thì phải có trắng, tốt thì phài có xấu… và có thì phải có không. “Vậy trong cuộc sống này có bao nhiêu cái “không” và cái “không” nào cần thiết cho cuộc sống của chúng ta? Một chữ không nhưng đôi lúc lại làm nên cuộc đời con người. Có những cái không rất đơn giản xung quanh cuộc sống chúng ta mà bao giờ chúng ta đã để ý chưa? Hay ai đó trong chúng ta vẫn thích cái “có” hơn cái không kia phải không nào? Vấn đề đặt ra chỉ là một chữ không. Vậy với chữ không này mỗi chúng ta có cách nhìn như thế nào? Và với góc độ là một tu sĩ Phật giáo chúng ta hiểu gì về chử “không”? hôm nay với tri kiến và vốn kiến thức hạn hẹp con xin phép được chia sẽ đề tài về chữ “không” qua cái nhìn tri kiến của bản thân mình.

Chữ không này hầu như ai cũng đã từng nghe và từng nhận được. đôi lúc nó là một vấn đề nhiều khi lại là một câu trả lời. đôi lúc chử không mang đến thất vọng cho một con người nhưng nhiều lúc “không” lại là hạnh phúc với nhiều người thì sao. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu không xung quanh vấn đề “có” và “không”. Trong cuộc sống này ai cũng thích cái có hết, vì thường giàu thì hay đi chung với có. Như chúng ta vẫn thường hay nghe ông đó giàu có, cô đó giàu có.. để chỉ về cuộc sống vật chất của họ. Chứ có ai bảo ông đó giàu mà không đâu. Nhưng sự thật mà nói chưa chắc cuộc sống này giàu đã là “có”. Người giàu có gì : xe cộ, nhà cao cửa rộng, ruộng vườn… Nhưng bên trong cái có đó họ lại phải tiếp nhận vô số cái không. Giàu thì có tiền nhưng chắc gì có được cuộc sống êm đẹp , hạnh phúc, tiền đâu mua được hạnh phúc thì cái đầu tiên có thể không đó là không hạnh phúc. Cái kế tiếp mà con thường thấy đó là không bình an. Vì sao lại nói có tiền nhiều không bình an nhỉ ? Vì đọc bào hằng ngày vẫn thấy hàng loạt vụ trộm cắp giết người, cướp của thì lo sợ không biết ngày nào tới mình. Và cái không tiếp theo đó chính là không tin tưởng, không biết nên tin ai khi thế gian quá nhiều cảnh lừa gạt dối gian. Và đến cái kế tiếp bên cạnh không tin tưởng người đó  là không biết ai thương ta thật lòng hay là vào nhà ta để “đào mỏ”. Đó thấy chưa, chỉ có một cái “có” mà lại nhiều cái “không” vậy rồi.

Kế tiếp xin nói đến cái “không” ở chữ không biết. Cái gì gọi là không biết nhỉ ? Chúng ta vẫn thường nghe câu “con không biết” có nghĩa là cái vấn đề người đối diện đặt ra có thể là mình chưa nghe, chưng từng nghe, chưa từng được tìm hiểu hay chưa từng được ai chỉ dạy thì mình thường trả lời là không biết. Nhưng đôi lúc không biết cũng là câu nói cho qua chuyện vì mình không thích can ván vào chuyện đó. Giống như ai hỏi vấn đề gì mà mình không thích thì cứ trả lời  “không biết” vậy là xong. Có thể nói cuộc sống này có bao nhiêu người có thể nói “không biết” khi có một người đang nói “không tốt” về người khác. Đôi lúc cái đó  mình cũng “không biết” thật nhưng nghe là lại “nhào” vô thêm mắm dặm muối. như vậy để được cái gì? Chẳng được gì hết” “không” đúng là không thật. không có lợi ích cho bản thân mình. Nếu nói như ông bà ta dạy “cười người hôm trước hôm sau người cười” bây giờ mình tụm ba tụm năm nói cái không hay của người ta. Thì mai kia mốt nọ người ta cũng tụm lại nói xấu mình. Phải chi lúc đó người ta nói mình đừng có tham gia, hỏi thì “không biết” thì đâu có gì xảy ra. Trong nhà Phật thì đó là mình đang gieo nghiệp. Nói xấu người khác thì người khác nói xấu mình đó là nhân quả. Đôi lúc mình nói “không biết” vậy mà lại có lợi. Đâu phải cái không nào cũng là không tốt đâu.

Nếu như nói học mà không biết là dốt. Thì cái này không hay, nhưng nếu không biết ăn chơi thì tốt… chỉ ở một chữ không ta có thể thấy nhiều thứ. Không làm, không cần, không hiểu, không nghe, không thấy... đều là nhưng khía cạnh của chữ không, có rất nhiều cái “không”. Nếu nói không trong thế gian này thì vô vàng cái “không” để mà nói. Trong nhà Phật thì cái không đầu tiên mà những ai vào chùa cũng dễ dàng nhận thấy đó là tánh không ở lý “ bát nhã” mà sau mỗi bài kinh chúng ta thường tụng niệm. Trong giáo lý nhà Phật có rất nhiều cái “không” để nói. Không có nghĩa là bất định, không thường còn, không tồn tại, không được…

Ở ngũ giới, tức là năm giới cơ bản của nhà Phật thì có 5 cái không để một người Phật tử thực hiện đó là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. đó chính là 5 cái không cơ bản mà một người Phật tử phải biết. Tại sao Phật dạy chúng ta 5 điều “không” bởi vì đây chính là nguồn gốc cơ bản của thiện nghiệp để gieo trồng căn lành và được làm người ở đời vị lại. theo ngũ thừa Phật giáo thì đây được gọi là pháp tu nhân thừa.

Không cũng là chỉ cho lý vô thường. vô thường có thể hiểu đơn giản là không thường còn. Có nghĩa là cho dù là cái gì hễ có hình tướng thì sẽ có lúc phải bị đoạn diệt theo quy luật thành, trụ, hoại, không. Đó là luật vô thường mà tất cả chúng ta hay muôn loại vạn vật đều phải chấp nhận. Có sinh thì có tử,có thành ắt có diệt, có hợp thì có tan… đó là định luật. Cho nên hiểu được chữ không nơi vô thường chúng ta sẽ bỏ được đi cái bản ngã của mình. Thân này là tứ đại, không rồi sẽ về không, chẳng ai ra đi mà mang theo được của cải. Thứ duy nhất sau khi trả thân này lại mà ta mang theo đó chính là nghiệp thức vì vậy hãy từ bỏ tham chấp, sân hận, si mê. Là một con người nếu sớm giác ngộ tìm được về với chân lý Phật đà thấy được rõ chân tướng của cuộc đời là khổ. Hiểu được rõ lí vô thường như thế con người chúng ta sẽ không còn chấp vào cái thân tứ đại này, như vậy sẽ bớt đi những nghiệp ác cho chính bản thân mình.bởi vì sao, ta có thể thấy con người sống để làm gì? Sống để hưởng thụ đôi lúc có những người sống nghèo khổ, vật vã nhưng vẫn thích sống. Cuộc đời đâu có ai muốn chết. Chung quy cuộc sống của một con người là đi làm, làm để làm gì? Làm để iếm tiền, mà có tiền để làm gì? Có tiền để tạo cho cuộc sống ăn, mặc, ở… được tốt đẹp hơn phục vụ cho bản thân mình hưởng thụ nhiều hơn. Mà được 1 đồng thì nghĩ cách tìm 2 đồng. được 2 đồng thì mún nhiều hơn. Lúc nào cũng mún có, từ những ham muốn như thế dần dẫn con người đi vào hố sâu tội lỗi. Rõ được lí vô thường chúng ta sẽ bỏ đi được những tham chấp biết sống cho mọi người, gieo trồng thiện nghiệp. Chẳng có gì là thật tất cả đều là vô thường vì thế ta phải biết tu giữ gìn tam nghiệp, gieo nhân lành để gặt qủa ngọt.

trong kinh Phật có dạy :

“Không làm những điều ác

Siêng làm những việc lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời chữ Phật dạy”

Chư phật ba đời dạy chúng ta không nên làm điều ác, phải biết siêng làm điều lành mà không chỉ là điều lành là đủ còn phải biết giữ tâm ý thanh tịnh. Có như thế thì ta mới có thể bước tiếp con đường giải thoát.

Từ Đạo Hạnh thiền sư đã viết :

“Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa trông bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có có không mơ màng”

Qua bài thơ chúng ta thấy được cái có cái không chẳng phải thật chẳng phải hư. Có thì có tự cái mảy may, còn nói không thì cả thế gian này đều là không cả. Giống như bóng trăng trong đáy nước, đừng chấp vào có không “mơ màng” mà đi vào thế “kẹt”. Ở đây con xin phép không bàn về tính không của lý đại thừa, bởi vì đó là những chân lý nhiệm màu cao siêu, con chỉ xin phép nhắc đến những cái “không” bình dị xung quanh cuộc sống của chúng ta. Không cũng có thể là chúng ta không có gì, nhưng không có gì đôi khi lại có tất cả. Đừng dể bản thân mình lọt vào giữa cái vòng không và có.