Nét mặt thể hiện sự bực dọc, không vừa lòng và bất mãn với những chuyện mà sáng nay Bác gặp phải. Như hiểu được vấn đề, Thầy trụ trì mời Bác vào phòng khách và bắt đầu câu chuyện.
Thầy trụ trì (Thầy): Thôi thì mọi chuyện đã qua rồi, Bác hãy để cho nó qua và bây giờ là đến chùa để tắm Phật nhân ngày Phật đản, hãy để cho thân và tâm của mình thanh thản và tịnh khiết chứ!
Bác Phật tử (PT): Dạ con cũng biết như vậy thưa Thầy, nhưng con không tham dự được buổi lễ quan trọng như vậy trong năm làm con thấy khó chịu lắm ạ. Là Phật tử, con của Đức Phật mà ngày kỉ niệm
Ngài đản sanh lại không về làm lễ, không tham dự lễ tắm Phật thì quả thật là chẳng đúng chút nào. Thầy: Đúng! Nhưng theo Bác nghĩ lễ tắm Phật là như thế nào? Và người Phật tử cần phải làm gì vào ngày đó?
PT: Thưa Thầy, theo con biết thì trong kinh tạng ghi lại rằng khi Hoàng hậu Ma-da hạ sanh Thái tử Tất-đạt-đa thì trên không trung có hai dòng nước của chư thiên một ấm-một mát, rưới xuống tắm cho hoàng hậu và thái tử. Sau này nghi thức này được đưa vào truyền thống của Phật giáo, và vào những ngày này người Phật tử đến chùa thực hiện nghi lễ tắm Phật để tưởng nhớ về Ngài và bày tỏ niềm tôn kính sâu sắc đối với Ngài.
Thầy: Vâng, nhưng Bác có hiểu được ý nghĩa thực sự của nghi thức là gì không?
PT: Dạ...dạ...! Mong Thầy giải thích thêm cho con được rõ ạ.
Thầy: Thực chất thì lễ tắm Phật không chỉ đơn thuần là thực hiện nghi lễ tắm với một tượng Phật đản sanh, với những chậu nước đã chuẩn bị sẵn. Phật bên ngoài chỉ là xi măng, đất, đồng hay một chất liệu nào đó mà thôi; nước bên ngoài chỉ tẩy rửa được những cáu bẩn bên ngoài. Cái cốt yếu là Phật ở nơi tự thân của chúng ta, “tắm Phật” ở đây là “tắm” vị Phật ở nơi mình. Vậy Bác đã “tắm Phật” của Bác chưa?
PT: Dạ rồi, sáng nay trước khi đi con và cháu con đã tắm rửa sạch sẽ rồi ạ.
Thầy: (Cười) Ý Thầy không phải là vậy, mà là “tắm” vị Phật bên trong của Bác ấy. Bác “tắm” vị Phật bên trong của Bác là Bác rũ sạch mọi phiền não của tâm, mọi tham lam, giận hờn, đố kỵ, bực dọc, hơn thua, ganh ghét,...của chính Bác bằng nước của sự tu tập, của sự bố thí, của lòng từ, của trí tuệ chứ không phải là lấy nước tắm cho một tượng Phật đản sanh được thiết trí trang nghiêm trên chánh điện. Bác phải “tắm” cho thân hành, khẩu phát và ý nghĩ của mình được thanh tịnh, tránh đem đến nỗi khổ niềm đau cho chính mình và mọi người.
PT: Nhưng thưa Thầy, con thấy khó quá ạ.
Thầy: Khó thì mới gọi là tu, chứ dễ thì ai nói làm gì.
PT: Vậy, những ngày này con khỏi cần đến chùa hả Thầy, chỉ cần ở nhà và “tắm” cho vị Phật nơi chính mình là được rồi?
- “Tắm” mà Thầy nói ở đây là Bác phải tắm trong mọi lúc mọi nơi; “tắm” ở những nơi đông người, “tắm” ở những nơi nghịch cảnh, “tắm” những lúc vui hay là “tắm” những khi buồn và thậm chí là “tắm” ngay cả những khi Bác thành công rực rỡ nữa đấy ạ.
“Tắm” ở đây là Bác phải giữ tâm mình bình thản trước những biến động của thế sự, của cuộc đời. Có khi đó là hạnh phúc, là niềm vui, là sự sung sướng; nhưng cũng có lúc đó là mất mát, là nỗi khổ, là niềm đau đớn tột cùng. Các pháp đều vô thường nhưng nếu Bác bình tâm và hiểu sâu sắc về nó thì Bác thật sự là đang “tắm Phật” hằng ngày đấy ạ.
Thầy trụ trì (Thầy): Thôi thì mọi chuyện đã qua rồi, Bác hãy để cho nó qua và bây giờ là đến chùa để tắm Phật nhân ngày Phật đản, hãy để cho thân và tâm của mình thanh thản và tịnh khiết chứ!
Bác Phật tử (PT): Dạ con cũng biết như vậy thưa Thầy, nhưng con không tham dự được buổi lễ quan trọng như vậy trong năm làm con thấy khó chịu lắm ạ. Là Phật tử, con của Đức Phật mà ngày kỉ niệm
Ngài đản sanh lại không về làm lễ, không tham dự lễ tắm Phật thì quả thật là chẳng đúng chút nào. Thầy: Đúng! Nhưng theo Bác nghĩ lễ tắm Phật là như thế nào? Và người Phật tử cần phải làm gì vào ngày đó?
PT: Thưa Thầy, theo con biết thì trong kinh tạng ghi lại rằng khi Hoàng hậu Ma-da hạ sanh Thái tử Tất-đạt-đa thì trên không trung có hai dòng nước của chư thiên một ấm-một mát, rưới xuống tắm cho hoàng hậu và thái tử. Sau này nghi thức này được đưa vào truyền thống của Phật giáo, và vào những ngày này người Phật tử đến chùa thực hiện nghi lễ tắm Phật để tưởng nhớ về Ngài và bày tỏ niềm tôn kính sâu sắc đối với Ngài.
Thầy: Vâng, nhưng Bác có hiểu được ý nghĩa thực sự của nghi thức là gì không?
PT: Dạ...dạ...! Mong Thầy giải thích thêm cho con được rõ ạ.
Thầy: Thực chất thì lễ tắm Phật không chỉ đơn thuần là thực hiện nghi lễ tắm với một tượng Phật đản sanh, với những chậu nước đã chuẩn bị sẵn. Phật bên ngoài chỉ là xi măng, đất, đồng hay một chất liệu nào đó mà thôi; nước bên ngoài chỉ tẩy rửa được những cáu bẩn bên ngoài. Cái cốt yếu là Phật ở nơi tự thân của chúng ta, “tắm Phật” ở đây là “tắm” vị Phật ở nơi mình. Vậy Bác đã “tắm Phật” của Bác chưa?
PT: Dạ rồi, sáng nay trước khi đi con và cháu con đã tắm rửa sạch sẽ rồi ạ.
Thầy: (Cười) Ý Thầy không phải là vậy, mà là “tắm” vị Phật bên trong của Bác ấy. Bác “tắm” vị Phật bên trong của Bác là Bác rũ sạch mọi phiền não của tâm, mọi tham lam, giận hờn, đố kỵ, bực dọc, hơn thua, ganh ghét,...của chính Bác bằng nước của sự tu tập, của sự bố thí, của lòng từ, của trí tuệ chứ không phải là lấy nước tắm cho một tượng Phật đản sanh được thiết trí trang nghiêm trên chánh điện. Bác phải “tắm” cho thân hành, khẩu phát và ý nghĩ của mình được thanh tịnh, tránh đem đến nỗi khổ niềm đau cho chính mình và mọi người.
PT: Nhưng thưa Thầy, con thấy khó quá ạ.
Thầy: Khó thì mới gọi là tu, chứ dễ thì ai nói làm gì.
PT: Vậy, những ngày này con khỏi cần đến chùa hả Thầy, chỉ cần ở nhà và “tắm” cho vị Phật nơi chính mình là được rồi?
- “Tắm” mà Thầy nói ở đây là Bác phải tắm trong mọi lúc mọi nơi; “tắm” ở những nơi đông người, “tắm” ở những nơi nghịch cảnh, “tắm” những lúc vui hay là “tắm” những khi buồn và thậm chí là “tắm” ngay cả những khi Bác thành công rực rỡ nữa đấy ạ.
“Tắm” ở đây là Bác phải giữ tâm mình bình thản trước những biến động của thế sự, của cuộc đời. Có khi đó là hạnh phúc, là niềm vui, là sự sung sướng; nhưng cũng có lúc đó là mất mát, là nỗi khổ, là niềm đau đớn tột cùng. Các pháp đều vô thường nhưng nếu Bác bình tâm và hiểu sâu sắc về nó thì Bác thật sự là đang “tắm Phật” hằng ngày đấy ạ.
Theo facebook Pháp Thoại Như Nhiên Thích Tánh Tuệ.