Có một câu chuyện như thế này: “Ryonen là một thiếu nữ xuất thân từ gia đình vương giả ở Trung Hoa. Nàng được gia đình cho phép xuất gia vào năm 25 tuổi và hãy còn rất đẹp. Sắc đẹp của Ryonen đã gây ra rắc rối, không một Thiền sư nào dám nhận nàng vào Tu viện vì một lí do duy nhất là dung nhan của nàng sẽ gây xáo trộn cho đồ chúng của họ. Ryonen đã lấy bàn ủi nóng xóa đi cái chướng ngại cuối cùng ấy. Nàng đã viết lên tấm gương soi những dòng chữ đánh dấu sự thành công của mình:
“Khi xưa ta đốt hương trầm
Ướp xông những chiếc quần hồng áo sa
Muốn làm Khất sĩ ta bà
Chính tay ta đốt mặt hoa của mình”
Về sau, Ryonen trở thành một Thiền sư đắc đạo.”
Đây là một mẩu chuyện Nhỏ được đọc trong tập sách Hư hư lục của Ni sư Như Thuỷ. Tập sách ấy có 3 quyển, trong 3 quyển ấy có đến cả trăm câu chuyện nhưng không hiểu sao nhỏ nhớ mãi câu chuyện này. Nhiều lúc ngẫm nghĩ nhỏ cũng không thể ngờ thời xưa lại có những cô gái có chí xuất gia mạnh mẽ như vậy. Giả sử như đặt nhỏ vào trường hợp đó thì liệu nhỏ có dám làm như vậy không? Có lẽ, câu trả lời là không, vì hiện tại nhỏ vẫn còn yêu thích cái thân này lắm. Có lẽ vì thế mà nhỏ ngưỡng mộ Ryonen- một con người dám hi sinh bản thân vì lý tưởng của mình.
Nhỏ cũng là một cô bé đã xuất gia, nhưng không phải xuống tóc ở tuổi 25 như Thiền sư Ryonen mà là 12 tuổi. Cái tuổi quá nhỏ để có thể hiểu hết ý nghĩa cuộc đời, hiểu hết câu “cuộc đời là bể khổ” như mọi người vẫn thường nói. Lớn lên trong cảnh Thiền môn yên tịnh, có lẽ cuộc đời nhỏ sẽ êm đềm nếu như không phải đi học, không phải ra ngoài tiếp xúc với cuộc sống nơi thế gian. Để vượt qua những cám dỗ ấy, cái gì đã trỗi dậy, đã mạnh mẽ kéo nhỏ lại với con người thực tại của mình? Đó chính là Ý chí.
Vâng, ý chí đã xuyên suốt cuộc hành trình của Nhỏ. Khiến nó trở nên mạnh mẽ để chống chọi lại những cám dỗ của cuộc đời. Để Nhỏ có thể hiên ngang đi trên con đường mình đã chọn mà không vướng phải những sa ngã nào.
Một con người đúng nghĩa thì phải có ý thức, hiểu và biết được những gì mình đang làm. Nhưng con người đó sẽ mạnh mẽ hơn, giỏi giang hơn nếu có thêm thành phần thúc đẩy của ý chí. Cũng là hai con người, cùng sinh ra và lớn lên trong một thời điểm nhất định. Nhưng anh chàng này từ nhỏ đã quen với cuộc sống cực khổ thì khi ra xã hội những vất vả bên ngoài có khi chẳng là gì đối với anh ta. Nhưng còn anh chàng kia vì quen với cuộc sống ấm êm thì khi ra đời quả là một sự trải nghiệm, một sự nỗ lực rất lớn để hoà nhập với môi trường mới lạ. Cha mẹ sinh ra ta nhưng cuộc đời dạy ta trưởng thành và khôn lớn. Ý nói đến yếu tố môi trường xã hội đã tác động và hình thành nên nhân cách của ta. Cũng là một công việc khuân vác như nhau, đối với người to khoẻ là bình thường, nhưng ngược lại với người gầy ốm thì là ý chí, là sự nỗ lực, cố gắng của tự thân. Ý chí xuyên suốt tiến trình sống của chúng ta. Một khi chúng ta gục ngã thì ý chí lại kéo chúng ta đứng dậy, cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể đi tiếp, vững bước hơn trên lộ trình đã chọn của mình.
“Tu là cội phúc”, ở thời điểm này Nhỏ xin được công nhận điều ấy. Nhưng quay lại với trước kia, cái thời nhỏ còn là cô bé tung tăng cắp sách đến trường thì tu lúc đó chẳng thấy phúc đâu, mà phải nói “tu là khổ” thì đúng hơn. Cái tuổi 12 ham ăn, ham ngủ thì nó phải dậy từ lúc 4 giờ để tụng kinh và phụ mọi người làm bếp. Rồi còn nhiều cái mà trong Đạo gọi là chướng duyên- những trở ngại cho con đường tu tập của mình. Phải nói là nhiều, nhiều lắm lắm. Nhỏ khóc muốn cạn nước mắt mới có thể đứng vững như ngày hôm nay, mới có thể trưởng thành và vững vàng trên đường đạo như bây giờ.
Rồi đến cái tuổi đôi mươi, không như thiền sư Ryonen, nét đẹp của nhỏ chẳng gây rắc rối cho ai ngoại trừ “chính bản thân mình”. Nhận thức được mình có một chút nhan sắc nhỏ đâm ra say mê, ham thích. Tưởng tượng về một thế giới chỉ có Nhỏ và bầu trời màu hồng mờ ảo. Trong đó, Nhỏ là cô công chúa ngủ trong rừng, được đánh thức bởi một chàng hoàng tử đẹp trai, phong nhã… để rồi một ngày chợt nhận ra rằng nhỏ là một con người đang đi trên con đường ngược lại với thế gian, con đường thanh cao của chư Phật. Là một con người đã từ bỏ gia đình, rời xa thế tục, đã cạo bỏ đi cái mà người ta gọi là “góc con người” để quyết chí xuất gia, Nhỏ hiểu ra rằng Nhỏ khác thế gian nhiều lắm. Vậy thì lí do gì nhỏ lại ham thích, yêu mến cái thân tứ đại này mà đêm ngày trau chuốt. Để rồi một đời tu hành, Nhỏ chẳng giải thoát được gì mà còn uổng công vô ích. Câu hỏi vì sao nàng Ryonen dám cầm bàn ủi nóng phá bỏ đi nhan sắc của mình trong khi bản thân Nhỏ và muôn vàn người trên thế gian đang vô cùng yêu quý? Đạo Phật có sự vi diệu gì mà một người đẹp như Ryonen dám hi sinh cả nhan sắc để quyết chí xuất gia? Những câu hỏi cứ dồn dập khiến nhỏ không khỏi trăn trở. Nhỏ tự hứa với lòng phải tìm cho ra lời giải thích đích đáng để một đời tu sĩ của nhỏ không luống công, không trôi qua một cách vô nghĩa.
Và giờ đây, Nhỏ vẫn đang trên hành trình đi tìm chân lý của mình, chân vẫn bước và đầu ngẩng cao. Nhiều lúc tự hỏi, Nhỏ có ý chí không? Sao lại không? Nhỏ ý chí lắm chứ….
“Khi xưa ta đốt hương trầm
Ướp xông những chiếc quần hồng áo sa
Muốn làm Khất sĩ ta bà
Chính tay ta đốt mặt hoa của mình”
Về sau, Ryonen trở thành một Thiền sư đắc đạo.”
Đây là một mẩu chuyện Nhỏ được đọc trong tập sách Hư hư lục của Ni sư Như Thuỷ. Tập sách ấy có 3 quyển, trong 3 quyển ấy có đến cả trăm câu chuyện nhưng không hiểu sao nhỏ nhớ mãi câu chuyện này. Nhiều lúc ngẫm nghĩ nhỏ cũng không thể ngờ thời xưa lại có những cô gái có chí xuất gia mạnh mẽ như vậy. Giả sử như đặt nhỏ vào trường hợp đó thì liệu nhỏ có dám làm như vậy không? Có lẽ, câu trả lời là không, vì hiện tại nhỏ vẫn còn yêu thích cái thân này lắm. Có lẽ vì thế mà nhỏ ngưỡng mộ Ryonen- một con người dám hi sinh bản thân vì lý tưởng của mình.
Nhỏ cũng là một cô bé đã xuất gia, nhưng không phải xuống tóc ở tuổi 25 như Thiền sư Ryonen mà là 12 tuổi. Cái tuổi quá nhỏ để có thể hiểu hết ý nghĩa cuộc đời, hiểu hết câu “cuộc đời là bể khổ” như mọi người vẫn thường nói. Lớn lên trong cảnh Thiền môn yên tịnh, có lẽ cuộc đời nhỏ sẽ êm đềm nếu như không phải đi học, không phải ra ngoài tiếp xúc với cuộc sống nơi thế gian. Để vượt qua những cám dỗ ấy, cái gì đã trỗi dậy, đã mạnh mẽ kéo nhỏ lại với con người thực tại của mình? Đó chính là Ý chí.
Vâng, ý chí đã xuyên suốt cuộc hành trình của Nhỏ. Khiến nó trở nên mạnh mẽ để chống chọi lại những cám dỗ của cuộc đời. Để Nhỏ có thể hiên ngang đi trên con đường mình đã chọn mà không vướng phải những sa ngã nào.
Một con người đúng nghĩa thì phải có ý thức, hiểu và biết được những gì mình đang làm. Nhưng con người đó sẽ mạnh mẽ hơn, giỏi giang hơn nếu có thêm thành phần thúc đẩy của ý chí. Cũng là hai con người, cùng sinh ra và lớn lên trong một thời điểm nhất định. Nhưng anh chàng này từ nhỏ đã quen với cuộc sống cực khổ thì khi ra xã hội những vất vả bên ngoài có khi chẳng là gì đối với anh ta. Nhưng còn anh chàng kia vì quen với cuộc sống ấm êm thì khi ra đời quả là một sự trải nghiệm, một sự nỗ lực rất lớn để hoà nhập với môi trường mới lạ. Cha mẹ sinh ra ta nhưng cuộc đời dạy ta trưởng thành và khôn lớn. Ý nói đến yếu tố môi trường xã hội đã tác động và hình thành nên nhân cách của ta. Cũng là một công việc khuân vác như nhau, đối với người to khoẻ là bình thường, nhưng ngược lại với người gầy ốm thì là ý chí, là sự nỗ lực, cố gắng của tự thân. Ý chí xuyên suốt tiến trình sống của chúng ta. Một khi chúng ta gục ngã thì ý chí lại kéo chúng ta đứng dậy, cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể đi tiếp, vững bước hơn trên lộ trình đã chọn của mình.
“Tu là cội phúc”, ở thời điểm này Nhỏ xin được công nhận điều ấy. Nhưng quay lại với trước kia, cái thời nhỏ còn là cô bé tung tăng cắp sách đến trường thì tu lúc đó chẳng thấy phúc đâu, mà phải nói “tu là khổ” thì đúng hơn. Cái tuổi 12 ham ăn, ham ngủ thì nó phải dậy từ lúc 4 giờ để tụng kinh và phụ mọi người làm bếp. Rồi còn nhiều cái mà trong Đạo gọi là chướng duyên- những trở ngại cho con đường tu tập của mình. Phải nói là nhiều, nhiều lắm lắm. Nhỏ khóc muốn cạn nước mắt mới có thể đứng vững như ngày hôm nay, mới có thể trưởng thành và vững vàng trên đường đạo như bây giờ.
Rồi đến cái tuổi đôi mươi, không như thiền sư Ryonen, nét đẹp của nhỏ chẳng gây rắc rối cho ai ngoại trừ “chính bản thân mình”. Nhận thức được mình có một chút nhan sắc nhỏ đâm ra say mê, ham thích. Tưởng tượng về một thế giới chỉ có Nhỏ và bầu trời màu hồng mờ ảo. Trong đó, Nhỏ là cô công chúa ngủ trong rừng, được đánh thức bởi một chàng hoàng tử đẹp trai, phong nhã… để rồi một ngày chợt nhận ra rằng nhỏ là một con người đang đi trên con đường ngược lại với thế gian, con đường thanh cao của chư Phật. Là một con người đã từ bỏ gia đình, rời xa thế tục, đã cạo bỏ đi cái mà người ta gọi là “góc con người” để quyết chí xuất gia, Nhỏ hiểu ra rằng Nhỏ khác thế gian nhiều lắm. Vậy thì lí do gì nhỏ lại ham thích, yêu mến cái thân tứ đại này mà đêm ngày trau chuốt. Để rồi một đời tu hành, Nhỏ chẳng giải thoát được gì mà còn uổng công vô ích. Câu hỏi vì sao nàng Ryonen dám cầm bàn ủi nóng phá bỏ đi nhan sắc của mình trong khi bản thân Nhỏ và muôn vàn người trên thế gian đang vô cùng yêu quý? Đạo Phật có sự vi diệu gì mà một người đẹp như Ryonen dám hi sinh cả nhan sắc để quyết chí xuất gia? Những câu hỏi cứ dồn dập khiến nhỏ không khỏi trăn trở. Nhỏ tự hứa với lòng phải tìm cho ra lời giải thích đích đáng để một đời tu sĩ của nhỏ không luống công, không trôi qua một cách vô nghĩa.
Và giờ đây, Nhỏ vẫn đang trên hành trình đi tìm chân lý của mình, chân vẫn bước và đầu ngẩng cao. Nhiều lúc tự hỏi, Nhỏ có ý chí không? Sao lại không? Nhỏ ý chí lắm chứ….
Nhuận Tịnh