Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Tháng 5 năm 1975 (Ất Mão), sư về Tịnh xá ở được 2 tháng thì về Giáo Hội. Sư Đại Đức Giác xuân tuy trụ trù Tịnh Xá Ngọc Hòa gần gủi nhắc nhở không lâu, nhưng sư để lại những lời khuyên dạy có nề nếp, kỷ cương mà Thiện Tín còn nhớ mãi.

-Là người Thiện Tín khi về cúng hội, tu học  phải mặc phục trang nghiêm.
-Khi nào chánh điện phải chắp tay xá dài không được cười, nói chuyện làm cho người khác chướng ngại.
-Muốn mượn xin vật gì phải hỏi sự trụ trì, người ở trong Tịnh Xá.
-Khi có duyên sự phải ăn mặc nghiêm trang về xá lễ thưa bạch,…
Đó là những điều căn bản mà Thiện Tín cần phải ghi nhớ.

Ngày 30 tháng 8 năm 1975 (Aát Mão), Giáo Hội phân bổ sư Đại Đức Giác Toại về trụ trì Tịnh Xá Ngọc Hòa, vi Đức Đức người quê hương dễ dàng kiểm tra hộ khẩu hộ tịch. Ngài trụ trì Tịnh Xá Ngọc Hòa từ năm 1975 đến năm 1993 tịch. Tổng kết 18 năm trụ trì các sư cùng ở đi hoàn tục.

Sư Hóa, Sư hưng, Huệ Can, Huệ Tấn, Sư Huy – (các vị này hoàn tục), Đại Đức – Giác Độ ở 2 tháng đổi tên Tịnh Xá Ngọc Hạnh (Kon Tum) tịch trong đạo. Sư Đại Đức Giác Chuyễn (1988-1989) nay ở Nhật. Hậu nay là sư Giác hậu ở từ (1990-1993) nay về Tịnh Xá Ngọc – Duyên (Đập Đá- An Nhơn), cuối cùng là sư Đại Đức Giác Năng, Giáo Hội phân bổ về tháng 3 năm 1993.

Bà Ngọc Tứ (Thí chủ tôi)ở Pháp từ năm 1960, luôn luôn ở tại Tịnh Xá đến ngày sự Đại Đức Giác Toại đổi  về năm 1975. ngày 26 tháng giêng năm Canh Thân (1980) Bà Qui tịnh độ, tổng cộng 20 năm theo thầy hành đạo, ở Tịnh Xá Ngọc Duyên 1 năm. Những năm chiến cuộc sôi động Tăng Sư không về, Thiện Tín di tản nơi khác bà ở một mình.

*Những năm 1980 đến 1987, sự cụ Giác Toại chỉ ở một mình, vì hộ tịch hộ khẩu khó khăn nên Giáo Hội không bổ Tăng Sư về được. Vì ở đây vùng biển tình hình vượt biên cao, người lạ về tạm trú không ổn, kể cả Tăn Ni cùng không cho phép dễ dàng…

Ngày 15 tháng 10 năm Aát Sửu(1985), cơn bão thổi qua khu vực tỉnh này các miền hư hại nặng. Tịnh Xá Ngọc Hòa cũng chịu chung số  phận. Gió mạnh dừa ngã đổ, làm tốc mái hư hao 30 %. Sư Cụ lo lắng cùng Thiện Tín đắp chống dột tạm thời. Đến tháng 3 năm Đinh Hợi (1987) làm đơn xin chính quyền cho tu bổ Tịnh Xá Ngọc Hòa , để Thiên Tín có nơi chiêu bái tu học, chính quyền ký đơn cho chống dột. Tháng 4 năm nầy, Sư trụ trì và Thiện Tín vận động và khởi công làm, đang đúc 4 cột tứ chúng thì công an chính quyền đến lập biên bản đình chỉ, thu hồi đơn chống dột…Đến tháng 5 năm Mậu Tú (1988),  tỉnh ký đơn cho chống dột, Sư cụ và Ban tu bổ lo vận động Thiện Tín làm. Sườn gỗ, mái ngói, nền vách vẫn y như cũ. Tiền bạch khó khắn thiếu thốn nên trì trệ kéo dài…

*Ngày 30 tháng 7 năm Mậu Tý (1988), Giáo Hội chấp thuận theo sự nhu cầu của Sư trụ trì Thiện Tín cho Sư Giác Chuyễn về tạm trú Tịnh Xá Ngọc Hòa để giúp cho Sư cụ và lo phật sự, tu bổ Đạo Tràng.

Sư Đại Đức Giác Chuyễn về lo lắng cán đáng mọi việc, ổn định Thiện Tín, diễn giải lý Phật Đà, áp dụng phật pháp theo đường lối khoa học hiện đại  «Phật Pháp Hoa Nhân Gian » làm cho mọi người, phật tử hay không Phật tử điều có cảm tình với Phật Pháp. Dù thành phần nào có tu hay không có tu đều thân cận nương đời, nương đạo để sống. Sư đi Buôn Mê Thuột chặt gỗ, xin gỗ, xin xe chở về đóng Tháp thờ Phật, xây cốc, đóng bàn ghế. V..v..

Ngày mùng 8 tháng 12 năm Mậu Tý, làm Lễ An – Vi Phật. Được sự chứng minh của Giáo Hội về dự, chính quyền địa phương cũng về dự.

Ngày 20 tháng 12, Phật tử nước ngoài gởi về cúng số tiền để tu bổ Tịnh Xá, nhưng Tịnh Xá đã tu bổ xong. Sự hội ý Sư Cụ, Thiện Tín số tiền này mua máy điện, chạy điện, xạt bình (những năm này trong xã chưa có điện). Sự rành về điện máy, khi chưa xuất gia Sư có học, Sư chịu khó, nhanh nhẹn, làm việc cần cù, chu đáo.

-Mua một máy nổ, Dynamo 10kw chạy bóng 6 tấc, 80 bóng cho 80 gia đình, mỗi gia đình hạn chế chỉ được một bóng trong thời gian từ 7 giờ cho đến 9 giờ 30 phút…

Sư trụ Tịnh Xá Ngọc Hòa  chỉ giáp 1năm. Sư âm thầm ra đi, để lại những nổi niềm lưu luyến…Sư đàm đạo với tôi rất tâm đắc «nghĩ  rằng là một con người, thêm một danh nghĩa Tu – sĩ chưa làm được gì cho Đạo Pháp, cho chúng sanh, ít ra cũng làm cho  Thiện Tín, cho bà con, quê hương nơi mình ở trụ được vui là mãn nguyện » . rất tiếc Sư có hoài bảo làm lợi ích cho Đạo pháp nhưng Sư không còn ở đây nữa. Sư ra đi vào tháng 7 năm 1989. nay sư ỏ Nhật, nhưng luôn luôn quan tâm đến Thiện Tín Tịnh Xá Ngọc Hòa. Công cuộc tái thiết Đạo Tràng cho khang trang rất phù hợp ước mong của Sư ngày còn trụ tại Tịnh Xá. Sư có góp phần công đức…

*Ngày 30 tháng 2 năm Nhân Thân (1992), theo sự đồng ý của Thượng Toạ Giác Toại và Thiên Tín Tịnh Xá Ngọc Hòa, Giáo Hội điều về bổ xung Tịnh Xá Ngọc Hòa Đại Đức Giác Năng, vì Sư Cụ hội này đã ysu. Sư về ở vài tuần, vì trong tháng 3 xây mới ngôi nhà khách  trước nhà thờ Cửu Huyền, xây xong Sư về Giáo Hội, bận công tác phật sự nơi Tịnh Xá khác.

Ngày 30 tháng 7 năm Quy Dậu (1993), Sư Cụ ngã bệnh, ngày mùng 1 tháng 8,Sư Cụ tịch. Giáo hội Chư Tôn Tăng Ni qui tụ về đông đủ. Lễ an táng được trang nghiêm linh đình.

Sau 3 tháng, Tháp xây nhục thể được nâng cao 5 tầng, bề thế trang nghiêm, thờ di ảnh của vật dụng Y- Bát.. Giáo Hội tấn phong «Cố Trưởng Lão Thích Giác Toại » . lưu niệm 29 năm xuất gia học Đạo, tu hành giới luật tinh nghiêm. 18 năm trụ trì Tịnh Xá Ngọc Hòa đã bước qua những giai đoạn thăng trầm cùng Thiện Tín chu toàn Phật Pháp, có lúc phải cam chịu những thiếu thốn vật chất và tinh thần cũng bị đão điên vì bịnh hoạn, vì nghiệp quả lâu đời, những điều bất như ý… Nhưng nhờ sự kiên trì giới luật, mọi sự thuận nghịch cũng được vượt qua…

Tháng 3 năm Giáp Túat (1994), thiết lập Tôn Tượng Bồ Quán Thế – Aâm lộ thiên. Đức Phật dạy «Đức  tin là mẹ đẻ của công đức lành » . con người có một loài động vật  có trí khôn, phân biệt được thiện ác có sự thông minh hơn tất cả muôn loài. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cao địa vị cong người. Chỉ có con người mới làm được việc quan trọng ; chỉ có con người. Chỉ có con người mới làm việc quan trọng ; chỉ có con người mới phụng sự con người, và làm được việc có lợi ích cho loài người.

Việc khó làm mà làm được ;Việc khó nhịn mà nhịn được.Những bậc ấy gọi là bậc Phật Thánh, là những vĩ nhân- hiền triết…Chỉ có con người mới thờ kính con người đó là chơn lý.

Thờ kính  để nêu gương, tôn trọng, biết ơn, đời sống, việc làm và tư tưởng của những bậc ấy đã làm, có tính lợi ích, nói thật theo điều mình làm.

« NHƯ LAI là làm gì nói vậy, nói làm vậy đúng với Chơn Lý »

*Bồ Tát Quán Thế Âm là con người vừa là triết – lý. Bồ Tát là phổ Tế, việc làm có tính lợi ích, « ta vì tất cả, tát cả cũng vì ta »

Quán Thế âm là danh từ triết – lý. Ai làm được việc có tính lợi ích, khó làm, không cần danh tiếng, mong làm điều ích lợi cho tất cả chúng sanh. « Oan ức không cầu biện bạch », đều có tư  tưởng danh từ Bồ Tát Quán Thế âm…

*Trước khi thành tựu Đạo quả mỗi người, tu có lập đại nguyện cứu độ chúng sanh. Đức  Quán Thế Aâm Bồ Tát lập 12  đại nguyện, ứng hiện 32 thân tế độ chúng sanh… để đáp lại hạnh nguyên và công đức Ngài, người ta thường lập điện thờ, hoặc xây bụt lộ thiên để Tôn Thờ Thượng Ngài.

Thiện Tín Tịnh Xá Ngọc Hòa dự án dựng Tôn Thượng Lộ Thiên vào ngày 23 tháng năm Giáp Tuất (1994), công trình hoàn thiện vào ngày 19 tháng 9 ÂL, Lễ An- Vị thành tượng.