Ở Việt Nam vào cuối những năm 40, pháp môn trì bình nhận thực phẩm được Đức Tôn sư Minh Đăng Quang khôi phục lại với những cảnh quý giá là tái hiện lại hình ảnh chư Tăng Ni đi khất thực mỗi ngày như tăng đoàn thời đức Phật đã hành trì và duy trì trong suốt những năm tháng mà đức Phật còn hiện diện.
Trong việc nối truyền Chánh pháp, pháp môn khất thực được Tổ sư Minh Đăng Quang nâng lên thành Chánh đạo thứ năm trong Tám đạo của Bát chánh đạo hay còn gọi là Bát Thánh đạo. Đó là Chánh mạng đạo: nghĩa là cách thức nuôi mạng một cách chơn chánh.
Chính vì thế, việc khất thực được đức Tổ sư Minh Đăng Quang, cùng các đệ tử của Tổ sư thực hiện vào buổi sáng của mỗi ngày. Sau khi đi khất thực quý Tăng Ni Khất sĩ sẽ về Tịnh xá độ ngọ nếu kịp giờ, còn quá giờ không về kịp thì ngồi độ ngọ dưới gốc cây, tảng đá…
Chính vì thế Tăng Ni Khất sĩ lấy việc đi khất thực, thọ trai hòa chúng mỗi ngày là đặc trưng truyền thống của Hệ phái mình.
Ngoài ra, thông qua bộ Chơn Lý, đức Tổ sư Minh Đăng Quang còn dạy cho các hàng đệ tử: Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần.
Chí ít thì cũng tạo điều kiện giúp cư giá bá tánh có cơ hội để gieo một duyên lành nào đó, cơ hội để mài mòn bớt lòng bỏn sẻn, ích kỷ; và cũng tự cho mình một cơ hội để mài mòn bản ngã của tự thân.
Trong việc nối truyền Chánh pháp, pháp môn khất thực được Tổ sư Minh Đăng Quang xem là phương pháp nuôi mạng một cách chơn chánh mà một vị Khất sĩ cần duy trì trong quá trình tu học.
Một số hình ảnh được ghi nhận trong buổi thọ trai của chư Tôn hành giả Khóa tu truyền thống Hệ phái Khất sĩ lần thứ 31 tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Vạn Ninh, Khánh Hoà):
Trong việc nối truyền Chánh pháp, pháp môn khất thực được Tổ sư Minh Đăng Quang nâng lên thành Chánh đạo thứ năm trong Tám đạo của Bát chánh đạo hay còn gọi là Bát Thánh đạo. Đó là Chánh mạng đạo: nghĩa là cách thức nuôi mạng một cách chơn chánh.
Chính vì thế, việc khất thực được đức Tổ sư Minh Đăng Quang, cùng các đệ tử của Tổ sư thực hiện vào buổi sáng của mỗi ngày. Sau khi đi khất thực quý Tăng Ni Khất sĩ sẽ về Tịnh xá độ ngọ nếu kịp giờ, còn quá giờ không về kịp thì ngồi độ ngọ dưới gốc cây, tảng đá…
Chính vì thế Tăng Ni Khất sĩ lấy việc đi khất thực, thọ trai hòa chúng mỗi ngày là đặc trưng truyền thống của Hệ phái mình.
Ngoài ra, thông qua bộ Chơn Lý, đức Tổ sư Minh Đăng Quang còn dạy cho các hàng đệ tử: Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần.
Chí ít thì cũng tạo điều kiện giúp cư giá bá tánh có cơ hội để gieo một duyên lành nào đó, cơ hội để mài mòn bớt lòng bỏn sẻn, ích kỷ; và cũng tự cho mình một cơ hội để mài mòn bản ngã của tự thân.
Trong việc nối truyền Chánh pháp, pháp môn khất thực được Tổ sư Minh Đăng Quang xem là phương pháp nuôi mạng một cách chơn chánh mà một vị Khất sĩ cần duy trì trong quá trình tu học.
Một số hình ảnh được ghi nhận trong buổi thọ trai của chư Tôn hành giả Khóa tu truyền thống Hệ phái Khất sĩ lần thứ 31 tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Vạn Ninh, Khánh Hoà):
TT. Vườn Tâm
ảnh: Ban TT-TT Hệ phái Khất sĩ
ảnh: Ban TT-TT Hệ phái Khất sĩ