Quang lâm chứng minh tham dự Lễ có chư Tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, chư Tôn giáo phẩm HPKS: HT. Giác Tường - Ủy viên Ban Thường trực HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh HPKS; HT. Giác Ngộ - Thành viên Hội đồng Chứng minh TW GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái; HT. Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT. Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trưởng Ban Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, trưởng ban Tổ chức; HT. Thích Huệ Minh - Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Nghi lễ TW GHPGVN; HT. Thích Thanh Hùng - Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN; HT. Thích Giác Liêm - Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 2 TƯ GHPGVN; HT. Thích Thiện Đức - Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Pháp chế TƯ GHPGVN; TT. Thích Phước Nguyên - Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 2 TƯ GHPGVN; HT. Danh Đổng, ủy viên Ban thường trực HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang; HT. Thích Minh Nhuần – Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Phó ban tổ chức; TT. Thích Minh Nhẫn - Ủy viên Ban thường trực HĐTS, Phó trưởng ban thường trực ban trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang; TT. Thích Phước Đạt – Uỷ viên HĐTS, Phó viện trưởng viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; TT. Thích Phước Nguyên - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban hướng dẫn Phật tử TW; HT. Thích Thiện Huệ - - Phó BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.Cần Thơ; Về phía Giáo phẩm Hệ phái có: HT. Giác Pháp - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban trị sự GHPGVN TP HCM, Phó trưởng ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó ban Tổ chức; HT. Minh Bửu - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Tăng sự TW, Phó ban giáo phẩm kiêm Trưởng ban Tăng sự Hệ phái, Phó ban Tổ chức; HT. Giác Nhân - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban hướng dẫn Phật tử TW; HT. Minh Thành - Ủy viên Ban thường trực HĐTS, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó ban Tổ chức; Về phía Khất sĩ Hải ngoại: HT. Minh Hồi – Tôn túc giáo hội Phật giáo Khất sĩ hải ngoại, trụ trì Như Lai Thiền Tự San Diego (Hoa Kỳ)
Về phía chư Ni: NT. Chiêu Liên - Giáo phẩm chứng minh Ni giới Hệ phái, Chứng minh Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Đồng Nai; NT. Sâm Liên – Giáo phẩm thường trực Ni giới Hệ phái, Chứng minh Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Trà Vinh, NT. Ngôn Liên – Giáo phẩm Ni giới Hệ phái, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Mỹ (Hoa Kỳ); chư Tôn đức giáo phẩm HĐTS, chư Tôn đức đại diện các Ban, Viện TW; chư Tôn đức giáo phẩm lãnh đạo BTS các tỉnh, thành; chư Tôn đức giáo phẩm Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang và TP. Hà Tiên; chư Tôn đức giáo phẩm Hệ phái; chư Tôn đức giáo phẩm các giáo đoàn trực thuộc Hệ phái; chư Tôn đức Tăng, Ni trụ trì các tự viện, tịnh xá, niệm Phật đường trong và ngoài tỉnh Kiên Giang và đông đảo Phật tử trong cả nước về tham dự chúc mừng buổi lễ.
Về phía chính quyền có: ông Lê Minh Khánh – Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính Phủ; bà Trần Thị Minh Nga – Phó Ban Tôn giáo Chính phủ; Thượng tá Phạm Thanh Tuấn – đại diện cục An Ninh nội địa Bộ Công An; ông Nguyễn Thanh Long – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang; ông Phạm Thanh Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang; ông Nguyễn Quốc Sử - Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang; ông Lê Văn Núi – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang; ông Lý Văn Dũng – Phó trưởng phòng an ninh nội địa Công an tỉnh Kiên Giang; Về phía tỉnh Cần Thơ có: ông Nguyễn Thanh Kiệt, Trưởng ban Tôn giáo TP.Cần Thơ; Về phìa TP. Hà Tiên có: ông Liên Khắc Dũng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hà Tiên; Về phía phường Pháo Đài có: ông Lâm Siêm Hải – Bí thư Đảng ủy phường Pháo Đài, cùng các ban ngành đoàn thể tỉnh Kiên Giang, TP. Hà Tiên và phường Pháo Đài.
Mở đầu buổi lễ, HT. Giác Toàn – Trưởng ban Tổ chức đã đọc diễn văn Khai mạc, nói lên ý nghĩa của việc phục dựng Khu di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang, lịch sử của Tổ sư và mục đích phục dựng Di tích đắc đạo Tổ sư đối với Hệ phái Khất sĩ nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.
Phật giáo trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, tư duy, thẩm mỹ và đạo đức truyền thống của người Việt. Có thể nói trang sử Việt Nam cũng là trang sử Phật giáo. Việt Nam và Phật giáo, Phật giáo và Việt Nam, ngàn năm xương thịt gắn liền, tình sông nghĩa biển, mối duyên mặn nồng.
Phật giáo trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, tư duy, thẩm mỹ và đạo đức truyền thống của người Việt. Có thể nói trang sử Việt Nam cũng là trang sử Phật giáo. Việt Nam và Phật giáo, Phật giáo và Việt Nam, ngàn năm xương thịt gắn liền, tình sông nghĩa biển, mối duyên mặn nồng.
Theo đó, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang – một trong những vị Tổ sư của Phật giáo Việt Nam, với chí nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” đã khai sáng ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM (nay gọi là Hệ phái Phật giáo Khất sĩ). Trải qua 76 năm (1944 - 2020) từ ngày đức Tổ sư Minh Đăng Quang đắc đạo tại Mũi Nai – Hà Tiên, Phật giáo Khất sĩ đã có những bước dài phát triển đáng kể trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh, góp phần xây dựng hình ảnh chân tu thật học của Tăng đoàn trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kế thừa ý niệm cao đẹp về bốn Thánh tích của Phật giáo, HPKS phát khởi tâm nguyện tôn tạo 4 di tích lịch sử liên hệ đến cuộc đời và đạo nghiệp của đức Tổ sư Minh Đăng Quang để bày tỏ tinh thần “ẩm thủy tư nguyên”, lòng tôn kính đối với đức Tổ sư, đồng thời cũng để hàng tứ chúng hậu học quán chiếu bài học giác ngộ thiêng liêng từ những di tích như: Tổ đình Minh Đăng Quang (tại xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) – Nơi sinh trưởng Tổ sư đã được hoàn thiện khang trang 2 năm trước; Di tích Hoằng pháp độ sanh – Tịnh xá Mộc Chơn (Phú Mỹ - Mỹ Tho - Tiền Giang) đã được trùng hưng từ 10 năm về trước; Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long) – Nơi đánh dấu Tổ sư vắng bóng cũng đã hoàn thiện. Và hôm nay, HPKS khởi công xây dựng di tích thứ 4 - di tích ghi dấu nơi Ngài đắc đạo tại Mũi Nai – Hà Tiên này.
Được biết, công trình xây dựng Khu di tích được tiến hành qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng đà móng, vách chắn khuôn viên mặt tạo mặt bằng như hiện nay. Giai đoạn 2: tiến hành xây dựng Khu di tích có diện tích khoảng 3.200 m2, với 4 công trình: Di tích tưởng niệm chính có diện tích xây dựng khoảng 500 m2, một trệt một lầu; toà Tứ giác diện tích 48 m2 là nơi tôn trí tượng Tổ sư ngoạ thiền và toà nhà lục giác rộng 24 m2, tôn trí 2 tượng Tổ sư đứng; tường chắn vách núi cao 8m, dài 80m là nơi khắc hoạ tiểu sử Tổ sư và tiểu sử thi hoá cùng các bài tưởng niệm Tổ sư vắng bóng; 2 dãy nhà Tăng, Ni, Phật tử diện tích 600 m2. Tổng diện tích xây dựng các công trình khoảng 3.200 m2. Tổng chi phí xây dựng dự kiến từ 32 đến 35 tỷ đồng.
Sau lời phát biểu khai mạc của HT. Giác Toàn, Ban Tổ chức đã đón nhận các lãnh hoa tươi thắm của Ban thường trực Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như các cơ quan Nhà nước, của chư Tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội.
Kế ngay sau đó TT. Thích Phước Nguyên - Ủy viên HĐTS, Phó chánh văn phòng 2 trung ương Giáo hội, đại diên ban thư ký Văn phòng 2 đã tuyên đọc bằng tuyên dương công đức của TW Giáo hội gửi tặng Ban Quản lý di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là bằng tuyên dương công đức để nêu lên những đóng góp to lớn của Hệ phái Khất sĩ trong việc phục dựng Khu di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang nhằm khôi phục và xây dựng nơi chốn Tổ làm kỷ niệm, nơi nương dựa tinh thần cho Tăng Ni và đồng bào Phật tử các thế hệ mai sau, đóng góp cho sự sương minh của Giáo hội và làm nơi nương dựa tinh thần cho đồng bào Phật tử nơi vùng đất biển Hà Tiên xa xôi, hẻo lánh.
Sau phần tuyên đọc quyết định trao bằng tuyên dương công đức của TT. Thích Phước Nguyên, HT. Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã trao đến HT. Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trưởng Ban Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, trưởng ban Tổ chức lễ khánh thành, để tán dương công đức.
Kế sau phần trao bằng tuyên dương công đức của trung ương Giáo hội đối với Ban Quản lý di tích. ĐĐ. Thích Pháp Trí – UV Ban Pháp Chế TƯ Chánh Thư Ký BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã tuyên đọc quyết định bổ nhiệm Ban Quản lý di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang của Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang đến chư Tôn đức Tăng Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ.
Theo đó quyết định: Ban cố vấn gồm có: HT. Giác Toàn – Cố vấn ban Quản lý; HT. Minh Nhần – Cố vấn ban Quản lý. Ban quản lý gồm có: - HT. Minh Bửu – Trưởng ban Quản lý; HT. Giác Nghiêm – Phó Trưởng ban Quản lý; ĐĐ. Minh Thanh – Kiểm soát ban Quản lý; ĐĐ. Minh Hậu – Thư ký ban Quản lý; NS Nhu Liên – Thủ quỹ ban Quản lý.
Ngay sau phần tuyên đọc quyết định bổ nhiệm ban Quản lý khu di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang, HT. Danh Đổng, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang trao chứng nhận chức vụ Ban Quản lý di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang cho chư Tôn đức Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ có tên để sắp xếp điều hành trong thời gian tới của Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang.
Kế sau đó tân ban Quản lý di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang đã đón nhận các phần quà của chư Tôn đức lãnh đạo và các cá nhân, tập thể trong và ngoài tỉnh gửi tặng như khánh vàng của Ban Nghi lễ TW GHPGVN, BTS GHPGVN tỉnh Cần Thơ, sở Nội vụ TP. Cần Thơ, Tông phong Vạn Đức, Báo Giác Ngộ, Tịnh xá Trung tâm quận Bình Thạnh (TP.HCM), Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM)…
Kế sau đó, TT. Minh Nhẫn, Ủy viên Ban thường trực HĐTS,Phó Trưởng ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang phát biểu: “Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm trọng thị và đầy hoan hỷ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng chư Tôn đức giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ long trọng tổ chức lễ khánh thành di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang, trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể Tăng Ni tín đồ Phật tử.
Thượng tọa bày tỏ sự vui mừng trước Phật sự của Phật giáo tỉnh nhà, và tin tưởng công trình di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang sau khi được hoàn thành, đánh dấu bước phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung, Hệ phái Khất sĩ và Phật giáo tỉnh Kiên Giang nói riêng, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp của các Hệ phái Phật giáo tại tỉnh Kiên Giang. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Tôn giáo có truyền thống gắn bó đồng hành cùng dân tộc.
Tôi mong rằng với trí tuệ Phật giáo, với tinh thần đoàn kết, lục hòa của tăng, ni, Phật tử, với đường hướng gắn bó đồng hành cùng dân tộc và phát huy truyền thống của Phật giáo Việt Nam, Hệ phái Phật giáo Khất sĩ sẽ tiếp tục hạnh nguyện nhập thế, lấy việc phục vụ chúng sinh, ít đạo, lợi đời làm phương tiện để tu hành đạt giác ngộ, giải thoát, khẳng định xiển dương những tính ưu việt của Tôn giáo hòa bình để xứng đáng với niềm tin yêu, tin tưởng của Tăng, Ni, tín đồ Phật tử.
Thượng tọa bày tỏ sự vui mừng trước Phật sự của Phật giáo tỉnh nhà, và tin tưởng công trình di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang sau khi được hoàn thành, đánh dấu bước phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung, Hệ phái Khất sĩ và Phật giáo tỉnh Kiên Giang nói riêng, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp của các Hệ phái Phật giáo tại tỉnh Kiên Giang. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Tôn giáo có truyền thống gắn bó đồng hành cùng dân tộc.
Tôi mong rằng với trí tuệ Phật giáo, với tinh thần đoàn kết, lục hòa của tăng, ni, Phật tử, với đường hướng gắn bó đồng hành cùng dân tộc và phát huy truyền thống của Phật giáo Việt Nam, Hệ phái Phật giáo Khất sĩ sẽ tiếp tục hạnh nguyện nhập thế, lấy việc phục vụ chúng sinh, ít đạo, lợi đời làm phương tiện để tu hành đạt giác ngộ, giải thoát, khẳng định xiển dương những tính ưu việt của Tôn giáo hòa bình để xứng đáng với niềm tin yêu, tin tưởng của Tăng, Ni, tín đồ Phật tử.
Thay mặt Ban Quản lý, HT. Minh Bửu – Trưởng ban Quản lý khu di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang đã đối trước chư Tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, chư Tôn giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ, phát biểu nhận nhiệm vụ.
Sau lời phát biểu của TT. Thích Minh Nhẫn, HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt TW Giáo hội ban đạo từ đến hội chúng tham dự đại lễ: “Đức Phật dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm Quang Minh Biến chiếu cao quý đức vương Bồ tát, đức Phật đã nhấn mạnh ở thế gian này có 2 hàng đệ tử tối thượng của đức Như Lai: Một là biết duy trì những cái cũ, hai là biết xây dựng thêm những cái mới. Đó là 2 hạng người thù thắng đệ tử đức Như Lai trên thế gian này. Vì thế cho nên chư Tôn đức lãnh đạo Hệ phái Khất sĩ Việt Nam trong suốt thời gian qua đã cố gắng giữ gìn những cái đã có như nơi chỗ Tổ suất trần, nơi Tổ thuyết kinh giảng pháp và nơi Tổ vắng bóng, cuối cùng là nơi Tổ đắc đạo.
Thông qua bài Thuyền Bát Nhã, đó là lý pháp bát nhã, và sự ngộ đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là giáo lý căn bản đầu tiên, trên cơ sở giác ngộ thuyền Bát Nhã. Chính thức khai sáng đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Nối truyền Thích Ca chánh pháp. Từ đó Phật giáo có thêm 2 đóa hoa quý giá là Tăng già Khất sĩ Việt Nam và Ni giới Khất sĩ Việt Nam hoạt động một cách hữu hiệu trong lòng Phật giáo Việt Nam. Tạo cho vườn hoa Phật giáo Việt Nam vừa có hương, vừa có sắc. Tạo vẽ đẹp huy hoàng, mà chỉ có Phật giáo Việt Nam mới có vườn hoa đạo pháp như vậy.
Sự tái tạo lại di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang tại Mũi Nai, Hà Tiên của Ban kiến thiết là một việc làm đặc biệt, đã được đức Như Lai ấn chứng trong kinh Đại Bát Niết Bàn đó là hạng người biết tri ân, báo ân đức Tổ, Thầy, thứ 2 đó là tạo những điều kiện để tăng, ni, Phật tử đến chiêm bái đảnh lễ và cúng dường, thành tựu phước báu nhơn thiên, và đạt được quả giải thoát. Những người góp công, góp của để xây dựng đạt được vô lượng công đức.
Hoà thượng cũng khuyến tấn đến hàng kế tục của Hệ phái Khất sĩ phải luôn tiếp tục phát huy tinh thần cao cả đó để cùng Giáo hội, Nhà nước, chính quyền các cấp để cùng xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, nhân dân sống an lạc trong tinh thần từ bi, vị tha của Phật giáo. Hòa thượng tán thán công đức của ban kiến thiết, ban phục dụng lại khu di tích, vô cùng trọng đại đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, với Tổ sư, Hệ phái Khất sĩ nói riêng. Chúc quý vị mọi Phật sự tại cơ sở này được viên thành.
Thông qua bài Thuyền Bát Nhã, đó là lý pháp bát nhã, và sự ngộ đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang. Đây là giáo lý căn bản đầu tiên, trên cơ sở giác ngộ thuyền Bát Nhã. Chính thức khai sáng đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – Nối truyền Thích Ca chánh pháp. Từ đó Phật giáo có thêm 2 đóa hoa quý giá là Tăng già Khất sĩ Việt Nam và Ni giới Khất sĩ Việt Nam hoạt động một cách hữu hiệu trong lòng Phật giáo Việt Nam. Tạo cho vườn hoa Phật giáo Việt Nam vừa có hương, vừa có sắc. Tạo vẽ đẹp huy hoàng, mà chỉ có Phật giáo Việt Nam mới có vườn hoa đạo pháp như vậy.
Sự tái tạo lại di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang tại Mũi Nai, Hà Tiên của Ban kiến thiết là một việc làm đặc biệt, đã được đức Như Lai ấn chứng trong kinh Đại Bát Niết Bàn đó là hạng người biết tri ân, báo ân đức Tổ, Thầy, thứ 2 đó là tạo những điều kiện để tăng, ni, Phật tử đến chiêm bái đảnh lễ và cúng dường, thành tựu phước báu nhơn thiên, và đạt được quả giải thoát. Những người góp công, góp của để xây dựng đạt được vô lượng công đức.
Hoà thượng cũng khuyến tấn đến hàng kế tục của Hệ phái Khất sĩ phải luôn tiếp tục phát huy tinh thần cao cả đó để cùng Giáo hội, Nhà nước, chính quyền các cấp để cùng xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, nhân dân sống an lạc trong tinh thần từ bi, vị tha của Phật giáo. Hòa thượng tán thán công đức của ban kiến thiết, ban phục dụng lại khu di tích, vô cùng trọng đại đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, với Tổ sư, Hệ phái Khất sĩ nói riêng. Chúc quý vị mọi Phật sự tại cơ sở này được viên thành.
Phát biểu cảm tạ, HT. Giác Pháp, Ủy viên HĐTS, Phó Phó thường trực Ban thường trực giáo phẩm HPKS, Phó ban Tổ chức buổi lễ đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội, sự giúp đỡ tậm tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền, các ban ngành tỉnh Kiên Giang, thành phố Hà Tiên và phường sở tại. Đồng thời Hòa thượng cũng tri ân sâu sắc đến sự ủng hộ, đóng góp tịnh tài, tịnh vật của chư Tôn đức Tăng Ni các miền Tịnh xá và quý Phật tử khắp các tỉnh thành để công trình được sớm hoàn thành và viên mãn sau 3 năm đặt đá xây dựng được như hiện nay.
Sau phần cảm tạ của Ban Tổ chức đại diện chư Tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, chư Tôn giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã được cung thỉnh ra chánh điện để cắt băng khánh thành công trình và niêm hương lên Tam Bảo. Chư Tôn giáo phẩm đã hiện nghi lễ dâng hương cầu nguyện trong không khí trang nghiêm và thời tụng kinh trầm hùng theo nghi thức HPKS của toàn thể đại chúng tham dự.
Kết thúc buổi lễ khánh thành Khu di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang, chư Tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, chư Tôn giáo phẩm Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ đã tham dự lễ cúng dường trai tăng do quý Phật tử phát tâm cúng dường theo nghi thức của Hệ phái và hồi hướng công đức tới thập phương pháp giới chúng sanh, cầu nguyện thế giới hoà bình, tiêu tai giải nạn nhân sự kiện Khu di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang được khánh thành.
Ban TTTT Hệ phái Khất sĩ