Lại có những người cho rằng tất cả họa phúc của mình đều do số mệnh an bài, từ đó có những cái nhìn sai lệch, có người lại vui với mệnh trời, không lo không sợ, sẵn sàng đón nhận những gian truân của cuộc sống.
Rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới cuộc đời chúng ta, ví dụ như sự kì vọng của cha mẹ, của thầy cô, thái độ ghét người thân yêu kẻ địch…
Việc sử dụng tiền tài như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tiền đồ, một câu nói, một suy nghĩ cũng khiến cuộc đời có những đổi thay khác biệt.
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc “nhân duyên quả báo”.
Dưới đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới số mệnh của chính chúng ta.
1. Thói quen
Phật giáo thường nói phiền não khó trừ, mà trừ bỏ thói quen càng khó.
Thói quen là một mô thức cố định trong cuộc sống, tốt có xấu cũng có, sau một thời gian dài, thói quen trở nên tự nhiên và bám sâu rễ trong tâm mỗi người, đời đời kiếp kiếp khó tiêu trừ.
Bởi vậy, phải vô cùng thận trọng với thói quen. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, đập đá, uống rượu, làm tổn hại thân thể, nói dối, trộm cắp, tham lam sẽ phá hỏng đạo đức.
Các thói quen tốt như kiểm soát cảm xúc, chú tâm vào hơi thở, ăn uống, vận động, lạc quan…sẽ kéo dài tuổi thọ.
Chăm chỉ, sạch sẽ, lợi mình lợi người. Phật giáo đề xướng tín đồ hình thành thói quen tụng kinh, có thể dựa vào Phật hiệu phát khởi Phật tính trong tâm, vãng sinh tịnh thổ, siêu vượt sinh tử.
Tóm lại, nếu như một người có đầy đủ điều kiện tốt nhưng nhiều thói quen xấu thì khó có phúc báo lớn. Thói quen tốt là một loại trợ duyên, có thể giúp người ta hóa dữ thành lành, biến hiểm thành an.
2. Mê tín
Có rất nhiều người thích xem bói, múc đích là muốn gặt lành tránh dữ.
Có người khi kết hôn nhất định phải xem tuổi của hai người có hợp nhau không, có người rất chú trọng phong thủy, có người thì việc gì cũng đi cúng bái, không hề dựa trên lí tính để đưa ra quyết định.
Hành vi mê tín đến từ tâm thiếu tự tin của chúng ta, có lúc chính vì mê tín mà mất đi cơ hội tốt, làm mất đi phúc báo lớn cả đời.
Phật giáo cho rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt, chỉ cần hợp với lí nhân quả thì không có gì phải kiêng kị.
3. Một chữ tình
Người ta nói rằng “nếu ái không nhiều thì đã không sinh ra cõi đời này,” con người là chúng sinh hữu tình, tức là có tình cảm, nhưng một số người vì bám chấp vào chữ tình mà mất đi lí trí, do yêu mà sinh hận, cho đến gây ra những kết cục đau thương không thể cứu vãn.
Do tình yêu không như ý nên sinh ra bao phiền não đau thương, cho nên, Phật giáo dậy con người ta lấy trí tuệ để chuyển hóa tình yêu, dùng tâm từ để đối trị với bám chấp.
Đem tình yêu thăng hoa thành tâm từ bi, điều đó giúp con người giải thoát khỏi phiền não, khổ đau.
4. Khao khát quyền lực
Sự chi phối của quyền lực đến từ ngã chấp, ngã mạn, khiến con người ta có cái suy nghĩ giai cấp tôn quý-thấp hèn.
Có những người quá tự ti, cam tâm chịu khuất phục dưới quyền thế, không muốn tự chủ, cả đời chịu hèn kém.
Có người vì mong cầu quyền lực không từ mọi thủ đoạn, mất đi lí tính.
Còn Phật giáo cho rằng chúng sinh bình đẳng, người người đều có Phật tính, sự giàu sang hèn kém do đạo đức quyết định.
Chúng ta nên có một nhận thức rằng “ta là Phật”, tin rằng vận mệnh ta nằm trong chính bàn tay ta.
5. Nghiệp lực
Phật giáo cho rằng nghiệp lực khống chế vận mệnh con người. Nghiệp lực là chỉ các lực ảnh hưởng sẽ sinh ra trong tương lai do các việc làm của thân thể, lời nói, suy nghĩ của mỗi người ở hiện tại và trong quá khứ.
Có rất nhiều người than thở rằng số mình không tốt bèn trách cứ người khác hoặc đổ lỗi cho hoản cảnh, họ không biết rằng hết thảy việc đó đều do nghiệp lực.
Làm thế nào để thành công một chuyện tốt?
Phật giáo chủ trương thiện có thiện báo, ác có ác báo, hàng ngày quảng kết thiện duyên, sám hối nghiệp chướng, thì có thể hóa giải ác duyên, mở ra một tiền đồ rạng rỡ.
Thói quen, mê tín, tình yêu, khát vọng quyền lực và nghiệp lực, làm thiện làm ác đều được quyết định bởi tâm chúng ta, muốn thay đổi vận mệnh lên bắt tay từ việc tịnh hóa tâm mình.
6. Thay đổi quan niệm
Quan niệm ảnh hưởng tới phán đoán giá trị của một người, quyết định xu hướng thiện-ác của hành vi. Phật giáo chú trọng sự bồi dướng chánh kiến.
Cái gọi là chánh kiến tức là những kiến giải, nhận định chính xác, là những quan niệm chính xác.
Có một nhân sinh quan chính xác, tin vào nhân quả, hiểu rõ duyên khởi, tự nhiên sẽ không làm việc ác hay oán trời trách người.
7. Thay đổi hành vi
Tục ngữ thường nói “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.” hành vi của mỗi người sẽ tạo ra nghiệp, một khi nhân duyên chín muồi thì quả ắt nảy sinh, cho nên chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc, thì phải chăm làm điều thiện, chuyển họa thành phúc, bởi vì hết thảy hạnh phúc hay khổ đau đều nằm trong tay chúng ta.
8. Quảng kết thiện duyên
Muôn vật muôn việc trong vũ trụ từ nhân cho tới quả còn có trợ duyên, nhờ duyên mà quả mới thành.
Cuộc đời của con người, có người rất thông minh, năng lực tốt nhưng lại không có thành tựu, có người thì hết sức bình thường nhưng làm việc gì cũng thuận lợi, tới đâu cũng có quý nhân giúp đỡ.
Vì vậy, chúng ta phải quảng kết thiện duyên. Kết thiện duyên là việc đẹp nhất trên thế giới này.
9. Giữ gìn giới luật
Giới luật là gốc rễ của mọi điều thiện, giới giúp ngăn ngừa điều ác, cái gọi là “họa phúc không cửa, do người tự chiêu,” hành thiện ắt đạt được thiện báo, hành ác ắt gặp phải ác báo.
Bởi vậy, kinh điển thí dụ “giới luật như thầy thuốc giỏi, giới luật như quỹ đạo, giới luật như tường thành, giới luật như đèn sáng, giới luật như bảo kiếm…” giữ giới luật sẽ chặt đứt ác duyên, tự nhiên có tương lai xán lạn, cuộc sống mĩ mãn.
Phật giáo có cái nhìn tích cực và lạc quan về vận mệnh con người, chủ chương mọi thứ vô thường, duyên khởi tính không, tốt hay xấu đều có thể dựa vào thiện duyên để thay đổi, dù cho nghiệp chướng nặng cũng có thể thanh tịnh.
Vì vậy, bất luận sống trong giàu sang phú quý hay ở cảnh khổ ách nghèo đói đều nên nhìn nhận như vậy, hiểu rõ vận mệnh, thay đổi vận mệnh, và làm chủ vận mệnh.
Theo Viết Minh
Trí thức trẻ
Rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới cuộc đời chúng ta, ví dụ như sự kì vọng của cha mẹ, của thầy cô, thái độ ghét người thân yêu kẻ địch…
Việc sử dụng tiền tài như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tiền đồ, một câu nói, một suy nghĩ cũng khiến cuộc đời có những đổi thay khác biệt.
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc “nhân duyên quả báo”.
Dưới đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới số mệnh của chính chúng ta.
1. Thói quen
Phật giáo thường nói phiền não khó trừ, mà trừ bỏ thói quen càng khó.
Thói quen là một mô thức cố định trong cuộc sống, tốt có xấu cũng có, sau một thời gian dài, thói quen trở nên tự nhiên và bám sâu rễ trong tâm mỗi người, đời đời kiếp kiếp khó tiêu trừ.
Bởi vậy, phải vô cùng thận trọng với thói quen. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, đập đá, uống rượu, làm tổn hại thân thể, nói dối, trộm cắp, tham lam sẽ phá hỏng đạo đức.
Các thói quen tốt như kiểm soát cảm xúc, chú tâm vào hơi thở, ăn uống, vận động, lạc quan…sẽ kéo dài tuổi thọ.
Chăm chỉ, sạch sẽ, lợi mình lợi người. Phật giáo đề xướng tín đồ hình thành thói quen tụng kinh, có thể dựa vào Phật hiệu phát khởi Phật tính trong tâm, vãng sinh tịnh thổ, siêu vượt sinh tử.
Tóm lại, nếu như một người có đầy đủ điều kiện tốt nhưng nhiều thói quen xấu thì khó có phúc báo lớn. Thói quen tốt là một loại trợ duyên, có thể giúp người ta hóa dữ thành lành, biến hiểm thành an.
2. Mê tín
Có rất nhiều người thích xem bói, múc đích là muốn gặt lành tránh dữ.
Có người khi kết hôn nhất định phải xem tuổi của hai người có hợp nhau không, có người rất chú trọng phong thủy, có người thì việc gì cũng đi cúng bái, không hề dựa trên lí tính để đưa ra quyết định.
Hành vi mê tín đến từ tâm thiếu tự tin của chúng ta, có lúc chính vì mê tín mà mất đi cơ hội tốt, làm mất đi phúc báo lớn cả đời.
Phật giáo cho rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, giờ nào cũng là giờ tốt, chỉ cần hợp với lí nhân quả thì không có gì phải kiêng kị.
3. Một chữ tình
Người ta nói rằng “nếu ái không nhiều thì đã không sinh ra cõi đời này,” con người là chúng sinh hữu tình, tức là có tình cảm, nhưng một số người vì bám chấp vào chữ tình mà mất đi lí trí, do yêu mà sinh hận, cho đến gây ra những kết cục đau thương không thể cứu vãn.
Do tình yêu không như ý nên sinh ra bao phiền não đau thương, cho nên, Phật giáo dậy con người ta lấy trí tuệ để chuyển hóa tình yêu, dùng tâm từ để đối trị với bám chấp.
Đem tình yêu thăng hoa thành tâm từ bi, điều đó giúp con người giải thoát khỏi phiền não, khổ đau.
4. Khao khát quyền lực
Sự chi phối của quyền lực đến từ ngã chấp, ngã mạn, khiến con người ta có cái suy nghĩ giai cấp tôn quý-thấp hèn.
Có những người quá tự ti, cam tâm chịu khuất phục dưới quyền thế, không muốn tự chủ, cả đời chịu hèn kém.
Có người vì mong cầu quyền lực không từ mọi thủ đoạn, mất đi lí tính.
Còn Phật giáo cho rằng chúng sinh bình đẳng, người người đều có Phật tính, sự giàu sang hèn kém do đạo đức quyết định.
Chúng ta nên có một nhận thức rằng “ta là Phật”, tin rằng vận mệnh ta nằm trong chính bàn tay ta.
5. Nghiệp lực
Phật giáo cho rằng nghiệp lực khống chế vận mệnh con người. Nghiệp lực là chỉ các lực ảnh hưởng sẽ sinh ra trong tương lai do các việc làm của thân thể, lời nói, suy nghĩ của mỗi người ở hiện tại và trong quá khứ.
Có rất nhiều người than thở rằng số mình không tốt bèn trách cứ người khác hoặc đổ lỗi cho hoản cảnh, họ không biết rằng hết thảy việc đó đều do nghiệp lực.
Làm thế nào để thành công một chuyện tốt?
Phật giáo chủ trương thiện có thiện báo, ác có ác báo, hàng ngày quảng kết thiện duyên, sám hối nghiệp chướng, thì có thể hóa giải ác duyên, mở ra một tiền đồ rạng rỡ.
Thói quen, mê tín, tình yêu, khát vọng quyền lực và nghiệp lực, làm thiện làm ác đều được quyết định bởi tâm chúng ta, muốn thay đổi vận mệnh lên bắt tay từ việc tịnh hóa tâm mình.
6. Thay đổi quan niệm
Quan niệm ảnh hưởng tới phán đoán giá trị của một người, quyết định xu hướng thiện-ác của hành vi. Phật giáo chú trọng sự bồi dướng chánh kiến.
Cái gọi là chánh kiến tức là những kiến giải, nhận định chính xác, là những quan niệm chính xác.
Có một nhân sinh quan chính xác, tin vào nhân quả, hiểu rõ duyên khởi, tự nhiên sẽ không làm việc ác hay oán trời trách người.
7. Thay đổi hành vi
Tục ngữ thường nói “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.” hành vi của mỗi người sẽ tạo ra nghiệp, một khi nhân duyên chín muồi thì quả ắt nảy sinh, cho nên chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc, thì phải chăm làm điều thiện, chuyển họa thành phúc, bởi vì hết thảy hạnh phúc hay khổ đau đều nằm trong tay chúng ta.
8. Quảng kết thiện duyên
Muôn vật muôn việc trong vũ trụ từ nhân cho tới quả còn có trợ duyên, nhờ duyên mà quả mới thành.
Cuộc đời của con người, có người rất thông minh, năng lực tốt nhưng lại không có thành tựu, có người thì hết sức bình thường nhưng làm việc gì cũng thuận lợi, tới đâu cũng có quý nhân giúp đỡ.
Vì vậy, chúng ta phải quảng kết thiện duyên. Kết thiện duyên là việc đẹp nhất trên thế giới này.
9. Giữ gìn giới luật
Giới luật là gốc rễ của mọi điều thiện, giới giúp ngăn ngừa điều ác, cái gọi là “họa phúc không cửa, do người tự chiêu,” hành thiện ắt đạt được thiện báo, hành ác ắt gặp phải ác báo.
Bởi vậy, kinh điển thí dụ “giới luật như thầy thuốc giỏi, giới luật như quỹ đạo, giới luật như tường thành, giới luật như đèn sáng, giới luật như bảo kiếm…” giữ giới luật sẽ chặt đứt ác duyên, tự nhiên có tương lai xán lạn, cuộc sống mĩ mãn.
Phật giáo có cái nhìn tích cực và lạc quan về vận mệnh con người, chủ chương mọi thứ vô thường, duyên khởi tính không, tốt hay xấu đều có thể dựa vào thiện duyên để thay đổi, dù cho nghiệp chướng nặng cũng có thể thanh tịnh.
Vì vậy, bất luận sống trong giàu sang phú quý hay ở cảnh khổ ách nghèo đói đều nên nhìn nhận như vậy, hiểu rõ vận mệnh, thay đổi vận mệnh, và làm chủ vận mệnh.
Theo Viết Minh
Trí thức trẻ