Im lặng không phải là vũ khí làm tổn thương người khác, mà là vũ khí phá vỡ sự vô tri của người khác một cách đầy yêu thương, đó thật sự là một vũ khí sắc hơn cả kim cương.
Có một câu chuyện cổ trong dân gian kể rằng:
Thị Kính trong một lần ngắm chồng ngủ đã nhìn thấy một sợi râu mọc ngược của chồng liền tiện tay lấy con dao nhíp trong rổ để tỉa sợi râu. Ngờ đâu chồng nàng tỉnh giấc tưởng nàng mưu sự giết chồng bèn đuổi nàng về nhà ngoại. Thị Kính vì muốn báo hiếu cha mẹ và để rửa nỗi oan đã cạo đầu trong đêm rồi xin vào chùa đi tu. Sư cụ tưởng Thị Kính là nam đã cho nàng trú lại, đặt pháp danh cho nàng là Kính Tâm. Thị Mầu đến lễ chùa, say mê trước dung mạo Kính Tâm, tán tỉnh không thành nên lại càng mê đắm. Vốn tính lẳng lơ, Thị Mầu tư thông với người hầu rồi mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Mầu vu oan rằng Kính Tâm đã ăn nằm với Thị. Vì thế mà Kính Tâm bị làng đến tra khảo và phạt vạ. Thị Kính không biết giãi bày làm sao đành để làng đánh đập. Sư cụ dù thương xót Kính Tâm nhưng vì tránh ô uế chốn thiền môn đã để Kính Tâm ra mái tam quan ở. Ít lâu sau, Thị Mầu hạ sinh lại đem đứa bé đặt trước cổng chùa. Thị Kính động lòng thương bèn ẵm về cưu mang, bế đi khắp làng xin sữa về nuôi đứa trẻ. Ba năm sau, Thị Kính thấy sức khoẻ yếu hẳn, bèn để lại bức thư dặn đứa trẻ gửi cho cha mẹ, đứa trẻ mang thư lên gửi Sư cụ. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ ra Thị Kính là nữ. Nỗi oan của nàng cuối cùng cũng được gột sạch.
Câu chuyện của Thị Kính đã để lại một dấu ấn sâu sắc cho người dân trong làng, trở thành điển tích về Nỗi oan Thị Kính.
Có thể nói, so với nỗi oan khuất mà Thị Kính đã đối diện thì những câu chuyện vặt vãnh của chúng ta có là gì mà phải để tâm tranh biện. Thị Kính tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng nàng không nóng vội chứng minh, trước những oan khuất không thể giãi bày, nàng đã chọn giữ im lặng vì nghĩ cho đối phương. Giả sử Thị Kính chứng minh rằng mình là nữ thì đã chẳng có hiểu lầm, chẳng bị đánh đập và chịu tủi nhục. Nhưng Thị Kính biết rõ nàng không có lỗi gì mà ngược lại, nếu nàng nói ra thân phận thật của mình mới là có lỗi với Sư cụ đã cưu mang nàng bấy lâu, còn có Thị Mầu đang mang thai nữa… Chính vì sự từ bi của Thị Kính, nàng đặt lợi ích của người khác lên trước mà giữ im lặng đã để lại cho chúng ta một tấm gương sáng ngời. Thị Kính ở trong lòng người đời không phải là một người phụ nữ bình thường nữa, nàng được cho là một kiếp của Bồ Tát Quán Âm.
Những người biết im lặng đúng lúc, hẳn là họ có được sự thông minh đủ để nhận ra tính chất hai mặt của một vấn đề. Họ sẽ đủ trí tuệ để nhận ra rằng thái độ, cách cư xử chưa đúng mực của đối phương là có lý do nào đó có thể thông cảm được. Họ sẽ không giữ thái độ trách móc mà thường mang thái độ thương cảm nhiều hơn. Những người này thường là những người từng trải, họ biết đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu, đó là lý do vì sao họ có thể hiểu được nguyên nhân sâu xa của hành vi tiêu cực và thậm chí có vẻ vô lý của đối phương.
Vì đã từng trải, đã thấu hiểu, họ sẽ không cảm thấy bức xúc hay bất công trước những hành vi bất nhẫn này. Bên cạnh đó, vì đã nhìn thấu vấn đề, kiểu người này sẽ nhận ra một quy luật của các mối quan hệ. Họ biết rằng cá nhân đang giận dữ kia chẳng qua là giận quá mất khôn, đến một lúc nhất định cá nhân đó sẽ nhận ra cái sai của họ.
Điều quan trọng cần làm lúc này là chờ đợi. Cho người khác thời gian cũng chính là cho mình một cơ hội. Thông thường, sau một thời gian, người có hành vi lỗ mãng sẽ nhận ra cái sai của bản thân, lúc này họ sẽ cảm phục và biết ơn người kia thật nhiều. Đó là con đường mà một người biết im lặng đúng lúc có thể gây dựng chỗ đứng của mình trong các mối quan hệ.
Im lặng trong trường hợp này chính là cảnh giới của sự tu dưỡng. Một gia đình có người biết im lặng đúng lúc, gia đình đó có hoà khí, các thành viên của gia đình sẽ luôn được nuôi dưỡng trong bầu không khí bình an. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy là những đứa trẻ hạnh phúc và thông minh. Vì được sống trong sự bình ổn về cảm xúc, lại được học hỏi từ cách ứng xử thông thái của cha mẹ mà đứa trẻ cũng sẽ hình thành tính cách trầm ổn. Đây là một đặc điểm tính cách giúp con người hạn chế nhiều nhất những sai lầm do sốc nổi trong cuộc đời. Nhìn nhận rộng ra một chút, chẳng phải một xã hội mà càng nhiều người biết im lặng đúng lúc thì tranh chấp và bạo lực sẽ càng ít đi, xã hội sẽ càng bình an hay sao?
Khi chúng ta học được cách giữ im lặng, đó là lúc chúng ta cảm nhận về thế giới rõ ràng nhất có thể. Khi đó, trí huệ sẽ được sinh ra, bạn sẽ nghĩ thông hơn, hành xử khôn ngoan hơn, vì vậy mà đường đời cũng đỡ gập ghềnh chông gai hơn.
Con người có một cái miệng, hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi. Tạo tác tự nhiên của cơ thể người đã nói lên rằng con người nên quan sát, lắng nghe, cảm nhận nhiều hơn là nói. Nếu chúng ta biết sử dụng những giác quan của mình đúng cách sẽ khiến phong thuỷ của cuộc sống thuận lợi và viên mãn nhất có thể.
Bạn thấy đó, im lặng không phải là vũ khí làm tổn thương người khác, mà là vũ khí phá vỡ sự vô tri của người khác một cách đầy yêu thương, đó thật sự là một vũ khí sắc hơn cả kim cương.
Có một câu chuyện cổ trong dân gian kể rằng:
Thị Kính trong một lần ngắm chồng ngủ đã nhìn thấy một sợi râu mọc ngược của chồng liền tiện tay lấy con dao nhíp trong rổ để tỉa sợi râu. Ngờ đâu chồng nàng tỉnh giấc tưởng nàng mưu sự giết chồng bèn đuổi nàng về nhà ngoại. Thị Kính vì muốn báo hiếu cha mẹ và để rửa nỗi oan đã cạo đầu trong đêm rồi xin vào chùa đi tu. Sư cụ tưởng Thị Kính là nam đã cho nàng trú lại, đặt pháp danh cho nàng là Kính Tâm. Thị Mầu đến lễ chùa, say mê trước dung mạo Kính Tâm, tán tỉnh không thành nên lại càng mê đắm. Vốn tính lẳng lơ, Thị Mầu tư thông với người hầu rồi mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Mầu vu oan rằng Kính Tâm đã ăn nằm với Thị. Vì thế mà Kính Tâm bị làng đến tra khảo và phạt vạ. Thị Kính không biết giãi bày làm sao đành để làng đánh đập. Sư cụ dù thương xót Kính Tâm nhưng vì tránh ô uế chốn thiền môn đã để Kính Tâm ra mái tam quan ở. Ít lâu sau, Thị Mầu hạ sinh lại đem đứa bé đặt trước cổng chùa. Thị Kính động lòng thương bèn ẵm về cưu mang, bế đi khắp làng xin sữa về nuôi đứa trẻ. Ba năm sau, Thị Kính thấy sức khoẻ yếu hẳn, bèn để lại bức thư dặn đứa trẻ gửi cho cha mẹ, đứa trẻ mang thư lên gửi Sư cụ. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ ra Thị Kính là nữ. Nỗi oan của nàng cuối cùng cũng được gột sạch.
Câu chuyện của Thị Kính đã để lại một dấu ấn sâu sắc cho người dân trong làng, trở thành điển tích về Nỗi oan Thị Kính.
Có thể nói, so với nỗi oan khuất mà Thị Kính đã đối diện thì những câu chuyện vặt vãnh của chúng ta có là gì mà phải để tâm tranh biện. Thị Kính tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng nàng không nóng vội chứng minh, trước những oan khuất không thể giãi bày, nàng đã chọn giữ im lặng vì nghĩ cho đối phương. Giả sử Thị Kính chứng minh rằng mình là nữ thì đã chẳng có hiểu lầm, chẳng bị đánh đập và chịu tủi nhục. Nhưng Thị Kính biết rõ nàng không có lỗi gì mà ngược lại, nếu nàng nói ra thân phận thật của mình mới là có lỗi với Sư cụ đã cưu mang nàng bấy lâu, còn có Thị Mầu đang mang thai nữa… Chính vì sự từ bi của Thị Kính, nàng đặt lợi ích của người khác lên trước mà giữ im lặng đã để lại cho chúng ta một tấm gương sáng ngời. Thị Kính ở trong lòng người đời không phải là một người phụ nữ bình thường nữa, nàng được cho là một kiếp của Bồ Tát Quán Âm.
Những người biết im lặng đúng lúc, hẳn là họ có được sự thông minh đủ để nhận ra tính chất hai mặt của một vấn đề. Họ sẽ đủ trí tuệ để nhận ra rằng thái độ, cách cư xử chưa đúng mực của đối phương là có lý do nào đó có thể thông cảm được. Họ sẽ không giữ thái độ trách móc mà thường mang thái độ thương cảm nhiều hơn. Những người này thường là những người từng trải, họ biết đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu, đó là lý do vì sao họ có thể hiểu được nguyên nhân sâu xa của hành vi tiêu cực và thậm chí có vẻ vô lý của đối phương.
Vì đã từng trải, đã thấu hiểu, họ sẽ không cảm thấy bức xúc hay bất công trước những hành vi bất nhẫn này. Bên cạnh đó, vì đã nhìn thấu vấn đề, kiểu người này sẽ nhận ra một quy luật của các mối quan hệ. Họ biết rằng cá nhân đang giận dữ kia chẳng qua là giận quá mất khôn, đến một lúc nhất định cá nhân đó sẽ nhận ra cái sai của họ.
Điều quan trọng cần làm lúc này là chờ đợi. Cho người khác thời gian cũng chính là cho mình một cơ hội. Thông thường, sau một thời gian, người có hành vi lỗ mãng sẽ nhận ra cái sai của bản thân, lúc này họ sẽ cảm phục và biết ơn người kia thật nhiều. Đó là con đường mà một người biết im lặng đúng lúc có thể gây dựng chỗ đứng của mình trong các mối quan hệ.
Im lặng trong trường hợp này chính là cảnh giới của sự tu dưỡng. Một gia đình có người biết im lặng đúng lúc, gia đình đó có hoà khí, các thành viên của gia đình sẽ luôn được nuôi dưỡng trong bầu không khí bình an. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy là những đứa trẻ hạnh phúc và thông minh. Vì được sống trong sự bình ổn về cảm xúc, lại được học hỏi từ cách ứng xử thông thái của cha mẹ mà đứa trẻ cũng sẽ hình thành tính cách trầm ổn. Đây là một đặc điểm tính cách giúp con người hạn chế nhiều nhất những sai lầm do sốc nổi trong cuộc đời. Nhìn nhận rộng ra một chút, chẳng phải một xã hội mà càng nhiều người biết im lặng đúng lúc thì tranh chấp và bạo lực sẽ càng ít đi, xã hội sẽ càng bình an hay sao?
Khi chúng ta học được cách giữ im lặng, đó là lúc chúng ta cảm nhận về thế giới rõ ràng nhất có thể. Khi đó, trí huệ sẽ được sinh ra, bạn sẽ nghĩ thông hơn, hành xử khôn ngoan hơn, vì vậy mà đường đời cũng đỡ gập ghềnh chông gai hơn.
Con người có một cái miệng, hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi. Tạo tác tự nhiên của cơ thể người đã nói lên rằng con người nên quan sát, lắng nghe, cảm nhận nhiều hơn là nói. Nếu chúng ta biết sử dụng những giác quan của mình đúng cách sẽ khiến phong thuỷ của cuộc sống thuận lợi và viên mãn nhất có thể.
Bạn thấy đó, im lặng không phải là vũ khí làm tổn thương người khác, mà là vũ khí phá vỡ sự vô tri của người khác một cách đầy yêu thương, đó thật sự là một vũ khí sắc hơn cả kim cương.
Tri Thức VN Đăng lại từ website Việt Nam Tươi Đẹp của tác giả Nữ Tử Thục Hiền