Sống trong một gian phòng, nhưng bởi anh không thấy gì cả,
nên anh phủ nhận tất cả những gì người chung quanh quả quyết là có: "Tôi
không tin, vì tôi không thấy"
Một vị lương y đem lòng thương hại, đi tìm cho ra một thứ
linh dược trên Hy Mã Lạp Sơn về trị lành bệnh, anh ta sung sướng tự phụ bảo: Giờ
đây tôi thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi rồi!
Nhưng, có kẻ bảo với anh ta: Bạn ôi! Bạn chỉ thấy được những
vật chung quanh bạn trong căn phòng này thôi: Có là bao. Ngoài kia, người ta
còn thấy được mặt trời, mắt trăng cùng các vị tinh tú hằng hà đa số. Còn biết
bao vật xấu, đẹp, lộng lẫy màu sắc huy hoàng mà bạn chưa thấy.
Anh chàng không tin. "Làm gì có được những cái đó! Tôi
chưa thấy những cái đó. Cái gì có thể thấy được, tôi đã thấy tất cả rồi"
Một vị y sĩ khác bèn lên tận núi cao gặp được sơn thần chỉ cho
một thứ linh dược khác đem về giúp cho anh ấy được cặp mắt sáng hơn và thấy xa
hơn những vật chung quanh trong căn phòng của anh.
Bấy giờ, anh ta thấy được mặt trời, mắt trăng, các vì tinh
tú trên không trung, mừng quá, và lòng tự phụ tự đắc lại tăng thêm. "Trước
đây tôi không tin, nhưng bây giờ tôi thấy, tôi tin. Như thế, giờ đây không còn
có gì mà tôi chẳng thấy chẳng biết. Đâu còn ai hơn tôi được nữa!"
Nhưng, lại có một hiền giả có cặp mắt thần, bảo với anh ta:
"Cậu ơi! Cậu vừa hết mù, nhưng cậu vẫn chưa biết gì cả. Tại sao quá tự phụ
như thế? Cũng như khi cậu ở trong phòng và tầm con mắt cậu không vượt khỏi bốn
bức tường, cậu không tin có vật gì ngoài căn phòng của cậu. Giờ đây, tầm mắt cậu
vượt khỏi bốn bức tường, thấy được nhiều vật xa hơn, nhưng với chừng mực của tầm
mắt và lỗ tai của cậu, cậu làm gì biết có những vật ngoài ngàn dặm mà tai mắt cậu
không làm sao mà nghe thấy được. Cậu có thấy những nguyên nhân nào đã cấu tạo
ra cậu khi cậu còn nằm trong bào thai của mẹ cậu chăng? Ngoài cái vũ trụ nhỏ bé
mà cậu đang sống đây, còn không biết bao nhiêu vũ trụ khác vô cùng to lớn và
nhiều không thể kể như cát ở sông Hằng. Tại sao cậu dám tự phụ bảo rằng: Tôi thấy
cả, tôi biết cả? Cậu vẫn còn là một anh mù, cậu vẫn còn là lấy tối làm sáng lấy
sáng làm tối".
Sự hiểu biết của con người càng thiển cận bao nhiêu lại càng
làm cho con người càng tự đắc bấy nhiêu. Trái lại, sự hiểu biết con người càng
rộng rãi bao nhiêu làm cho con người càng khiêm tốn bấy nhiêu, như lời nói này
của Socrate: "Điều mà tôi biết rõ nhất, là tôi không biết gì cả".
Nó còn muốn nói đến cái mà nhà Phật gọi là "vạn cảnh
giai không". Cái cười của Thánh Nhân quả là rất vi diệu