Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng
khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi
vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một
gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng
lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”.
Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân
từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua
đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”. Hóa ra, cả đêm hôm đó người lễ tân đã
không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã
đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó.
Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New
York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ
quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người lễ tân tốt
bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ làm rất tốt công việc này.
Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của
chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết
yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc
gì cũng có thể “nghĩ cách xem sao…”