Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Một nhà tâm lý học từng làm một thí nghiệm như sau.Ông bỏ một con chuột bạch vào một cái ao đầy nước. Mặc dù ao này khá lớn, nhưng con chuột bạch này hoàn toàn có đủ sức bơi vào bờ. Sau khi được thả xuống nước, nó không bơi ngay, mà quay tròn một vòng và phát ra tiếng kêu “chít chít”. Nó đang làm công việc thăm dò phương hướng.

Râu của nó chính là một chiếc đầu dò phương hướng rất chính xác. Tiếng kêu của nó sau khi được truyền đến bờ thì phản xạ trở lại, và bị chiếc đầu dò ấy bắt được. Nhờ vậy, con chuột có thể phán đoán được độ lớn của ao, vị trí mình đang đứng cùng với khoảng cách đến bờ. Sau đó, nó chậm rãi bơi theo hướng đã chọn và nhanh chóng bơi vào bờ.

Thí nghiệm đến đây vẫn chưa kết thúc. Nhà tâm lý học lại bỏ một con chuột bạch khác vào giữa ao. Chỉ có điều, lần này những chiếc râu của con chuột bị cắt. Khi bị thả xuống nước, con chuột ấy cũng quay một vòng, phát ra tiếng kêu “chít chít”. Vì chiếc đầu dò không còn nữa nên nó không thu được âm thanh phản xạ. Vài phút sa nó bị kiệt sức, chìm xuống dưới đáy ao.

Về cái chết của con chuột thứ hai, nhà tâm lý học đã đưa ra được giải thích như sau: Khi bị cắt mất râu, con chuột không thể xác định vị trí của mình, không biết rằng thực ra mình cách bờ rất gần, mà cho rằng cho dù bơi thế nào cũng không thể vào đến bờ được. Vì thế, nó từ bỏ mọi sự cố gắng, tự kết liễu cuộc đời mình.

Nhà tâm lý học đưa ra kết luận: Vào những lúc hoàn toàn tuyệt vọng, động vật thường có xu hướng cưỡng ép bản thân kết thúc sự sống.

Con chuột bạch bị mất râu và thiệt mạng, hoàn toàn không phải bị nước dìm chết, mà bị suy nghĩ ” cho dù thế nào cũng không thể bơi vào bờ” dìm chết. Không thể phủ nhận một điều, bi kịch này không chỉ xảy ra đối với chuột bạch và những động vật khác mà còn xảy ra đối với con người ở những mức độ khác nhau.

Trên con đường của cuộc đời, mỗi chúng ta giống như một con chuột bạch, đều có thể gặp “chiếc ao”. Chiếc ao này chính là nghịch cảnh, hay vận rủi. Lúc đó một số người giống như chuột bạch bị cắt râu đã phóng đại đại nghịch cảnh mình gặp phải, cho rằng trước mắt là biển cả của vận rủi, “cho dù thế nào cũng không thể bới được vào bờ”. Khi cảm thấy vô cùng tuyệt vọng trước nghịch cảnh, họ từ bỏ ý định gắng sức lần cuối cùng.

Họ đã để cho lý tưởng, hoài bão, ước mơ bị dìm chết trong chiếc ao vừa nông, vừa nhỏ, vốn không thể dìm chết bản thân họ. Vì thê, trên đời này, không có cảnh ngộ tuyệt vọng, chỉ có những con người tuyệt vọng trước cảnh ngộ.

Nghịch cảnh không đáng sợ, điều đáng sợ là khi ý chí bị gục ngã.

Chỉ cần ý chí không bị gục ngã, thì cho dù lâm vào đường cùng vẫn có hy vọng tìm được lối thoát. Cứ cố gắng đi, bởi vì bạn chẳng mất gì cả.