Người khiêm tốn nhận được nhiều lợi thế trong cuộc sống, hiểu kiến thức của mình rất giới hạn, nên biết lắng nghe điều hay, lẽ phải từ mọi người, nhỏ nhẹ khi nói chuyện hoặc tranh luận, không chạm lòng tự ái của người khác. Người có tài như Newton còn nghĩ: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, những điều chúng ta không biết là cả một đại dương”.
Người khiêm tốn trung thực, không dấu dốt vì luôn biết được
điều gì mình chưa biết, không lừa thiên hạ và tự lừa dối mình. TS. Billy Sharp
Tâm sự: “Tôi biết những điều tôi biết. Nếu tôi luôn tìm cách nói chúng ra nhằm
gây ấn tượng với mọi người thì tôi sẽ chẳng học hỏi được thêm gì”.
Người khiêm tốn không ngần ngại hỏi bất kỳ ai để học hỏi
thêm bất kỳ điều gì mình chưa biết và sẵn sàng gạt bỏ thành kiến có sẵn, nên tiếp
nhận thêm được những điều mới lạ để biến sự thông thái của tất cả mọi người
thành sự thông thái của mình, vì vậy sẽ tiến đến mục tiêu của mình nhanh hơn.
Người khiêm tốn sống vui vẻ, thân thiện, dễ hợp tác với mọi
người, vì ít bị đụng chạm, căng thẳng, vì vậy dễ hòa đồng với mọi người, nhờ
không tự đặt mình cao hơn người khác, dễ gây thiện cảm và tạo được ấn tượng tốt
ở người khác nhờ biết tôn trọng họ và không tự đề cao mình.
Người khiêm tốn tôn trọng suy nghĩ của người khác, nên ít
thành kiến, ít tranh cãi, và hòa giải tốt với mọi người. Người khiêm tốn luôn sẵn
sàng xin lỗi, và tỏ lòng biết ơn. Đó là liều thuốc huyền nhiệm gầy dựng tình cảm,
thắt chặt các mối quan hệ, chặn đứng mọi tranh chấp, cãi cọ không cần thiết.
Có một bài thơ về con cú già: “Con cú già khôn ngoan sống
trong cây sồi già. Càng chứng kiến nhiều, nó càng nói ít. Càng nói ít, nó càng
nghe nhiều. Tại sao chúng ta không giống như con cú già kia?”
“Tự khiêm thì người ta nể phục, tự khoe thì người ta càng
khinh.” - Lữ Hồi
Hãy làm người khiêm tốn
để luôn hoàn thiện bản thân và quyết tâm hành động để đạt được điều đó!