Ni Trưởng và Ni đoàn ngồi thọ trai tại bãi biển (ảnh: Nigioikhatsi.net)
Sinh trưởng từ Tiền Giang, thuần hậu nhưng rất kiên cường, một sớm thoát tục theo chân Tổ sư. Nếp sống khác đời, đầu trần chân đất, khất thực Ta-bà, ra khỏi quyến thuộc thân tình, đó là làm khuất phục sự yếu đuối vốn dĩ ăn mòn tâm thức. Hoàng đế Thuận Trị đời Thanh có làm thơ tán thán hạnh xuất gia khất sĩ:
Thiên hạ tòng lâm phạn tợ sơn
Bát vu đáo xứ nhậm quân xan
Huỳnh kim bạch ngọc phi vi quý
Duy hữu ca sa vi tối nan.
Trên đời như núi, cơm chùa
Vân du trẩy hội gặp mùa… thong dong
Gẫm suy vàng ngọc như không
Ca-sa áo Phật sắc hồng khó mang.
(HT.Giác Toàn dịch)
Cũng còn bốn câu thơ xưa, viết nên nét hoành tráng của thời du tăng:
Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua.
Nhưng xem ra không đơn giản. Thời nay, chúng ta ở yên, thức ăn nấu sẵn. Thử ôm một chiếc bát không, đi chậm rãi giữa chợ người, nắng trưa và đường xe khói bụi. Thức ăn sẽ như thế nào, nếu cơ thể mình không khỏe?
Thời đầu tiên của quý Ni trưởng, chỉ có hạnh khất thực, một ngày một bữa, kham nhẫn vô cùng. Vậy mà có sức hút lan tỏa. Chắc chắn không phải vì mấy câu thơ bềnh bồng mây khói, chỉ vì yêu hạnh áo vàng bình dị, ở mỗi chân dung đều có nét từ bi. Ni trưởng được Tổ sư giao trách nhiệm lãnh đạo Ni giới Khất sĩ, từ những ngày đầu vài ba huynh đệ Ni thầm lặng, tiếng gọi lên đường mở ra chân trời mới. Ở nơi này nơi kia, có những bước chân nhà Ni tiếp nối, tiếp nối mãi.
Chân dung Ni trưởng không thấy sự nhân nhượng. Vẻ quyết đoán mạnh mẽ cương nghị được làm dịu bớt bởi nếp y mềm trên vai. Khoác y vào, xăn tay làm việc với cuộc đời, màu vải khiêm tốn bình dị, không thấm đẫm như màu vàng hôm nay. Nhưng rất khó quên, màu áo của con gái Đức Phật. Cũng khó quên trong những ngày tháng tranh đấu vì sự công bằng quyền sống.
Thời ấy, tôi là một chúng nhỏ ở Dược Sư, tịnh xá Ngọc Phương chỉ cách một quãng ngắn. Ni trưởng dẫn một đoàn Ni đi biểu tình, đến đầu ngã tư Xóm Gà bị lính kéo kẽm gai chặn lại. Một bên là các Ni áo vàng ngồi giữa con đường, giương cao tấm biểu ngữ, ngồi theo tư thế bất bạo động, không ồn ào nhưng không phải yếu xìu.
Màu y gần nhuộm với màu đất ở bên đường, thật thấp xuống như những phận người, hình ảnh không có gì căng thẳng lắm. Các vị cũng đã quen ngồi dưới gốc cây, ngồi xuống giữa thiên nhiên đất trời. Chỉ có hôm nay ngồi trong cuộc đối thoại lặng im. Bên kia, lính biệt động có súng, có mấy dùi cui trong tay, loa phóng thanh kêu các Ni về chùa. Cũng đi tới đi lui ra oai vậy thôi, chứ mấy Ni này hiền như đất, chỉ có hơi cứng đầu.
Chúng tôi ở trong tường rào của Ni viện, sợ chết khiếp, hồi hộp. Nhà chị Huyền đối diện cổng Dược Sư, có mấy người quen chạy ra ngã tư theo dõi tình hình, về lén vào trong chúng thầm thì to nhỏ. Vừa sợ vừa cầu Phật độ mấy Ni của mình. Biết phong trào tranh đấu đang lên, mấy tên máu nóng đòi viết biểu ngữ, đòi lên tiếng trên đài truyền thanh. Báo hại Sư bà Giám viện mất ăn mất ngủ. Đoàn biểu tình Ngọc Phương một lúc sau về lại tịnh xá, vì làm ứ đọng xe. Xe bus, xe lam, xe ngựa… từ Gò Vấp lên, xe từ Bà Chiểu về không qua được. Hình như dự định của Ni trưởng là ngồi tuyệt thực ở Tòa Tỉnh trưởng Gia Định, nhưng mới tới ngã tư Xóm Gà liền bị chặn. Tiếng tăm vang xa.
Phong trào tranh đấu được theo dõi, Ni trưởng họp báo, trả lời phỏng vấn. Phơi mình trong nắng gió, tờ báo nào muốn bán chạy thì đến gặp Ni trưởng hoặc nhắc đôi câu về tịnh xá Ngọc Phương, người ta mua rần rần. Ni trưởng không ngần ngại đối thoại với Quốc hội, với dân biểu, can đảm bất khuất. Từ bỏ chốn yên bình để đương đầu sóng gió, để tìm bình an cho chúng sanh.
Khoác chiếc y bình dị nhưng mỗi nếp y là mỗi đại nguyện, màu vàng thầm lặng quen thuộc với nhân gian, lúc nào cũng có mặt, không bỏ cuộc. Tôi nhớ chuyện cổ tích, Phật hứa với ma khi bóng y của Ngài đến đâu, đó là đất đai của Phật, ma phải nhường quyền. Khi y áo vàng tung khắp nẻo, sự có mặt của sức mạnh nội tâm, vô minh chuyển thành trí tuệ. Ni trưởng đi hành hóa khắp nơi, từ cao nguyên đến đồng bằng, cánh tay nhà Ni mở rộng đón người.
Ta kết tiền duyên chốn Phật đài
Thong dong bình bát nhẹ trên vai
Cười anh say đắm nơi trần thế
Quanh quẩn trên đường khách vãng lai.
Độ Ni cũng là độ cho hết những tật dở xấu, chướng ngại nơi nội tâm sợ sệt rụt rè. Dưới sự huấn luyện của Ni trưởng, chư Ni Khất sĩ hoạt động mạnh trong mọi lãnh vực, từ thiện, kinh tế, tri thức, truyền bá giảng dạy…
Một cuộc đời, một tấm gương kiên nhẫn bất khuất. Nói lên công hạnh bậc Ni Khất sĩ tiên phong, một phen lên đường đẩy lui chướng ngại. Đức Phật cũng thường khen ngợi những vị tinh tấn dũng mãnh, tiến tới thành tựu đạo quả. Nhắc đến Ni trưởng, không phải chúng ta đề cao những chuyện tranh đấu trong đời thường, chỉ vì quý phục sức mạnh can đảm, yếu tố rất cần thiết trong việc nỗ lực tu tập.
Thiên hạ tòng lâm phạn tợ sơn
Bát vu đáo xứ nhậm quân xan
Huỳnh kim bạch ngọc phi vi quý
Duy hữu ca sa vi tối nan.
Trên đời như núi, cơm chùa
Vân du trẩy hội gặp mùa… thong dong
Gẫm suy vàng ngọc như không
Ca-sa áo Phật sắc hồng khó mang.
(HT.Giác Toàn dịch)
Cũng còn bốn câu thơ xưa, viết nên nét hoành tráng của thời du tăng:
Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua.
Nhưng xem ra không đơn giản. Thời nay, chúng ta ở yên, thức ăn nấu sẵn. Thử ôm một chiếc bát không, đi chậm rãi giữa chợ người, nắng trưa và đường xe khói bụi. Thức ăn sẽ như thế nào, nếu cơ thể mình không khỏe?
Thời đầu tiên của quý Ni trưởng, chỉ có hạnh khất thực, một ngày một bữa, kham nhẫn vô cùng. Vậy mà có sức hút lan tỏa. Chắc chắn không phải vì mấy câu thơ bềnh bồng mây khói, chỉ vì yêu hạnh áo vàng bình dị, ở mỗi chân dung đều có nét từ bi. Ni trưởng được Tổ sư giao trách nhiệm lãnh đạo Ni giới Khất sĩ, từ những ngày đầu vài ba huynh đệ Ni thầm lặng, tiếng gọi lên đường mở ra chân trời mới. Ở nơi này nơi kia, có những bước chân nhà Ni tiếp nối, tiếp nối mãi.
Chân dung Ni trưởng không thấy sự nhân nhượng. Vẻ quyết đoán mạnh mẽ cương nghị được làm dịu bớt bởi nếp y mềm trên vai. Khoác y vào, xăn tay làm việc với cuộc đời, màu vải khiêm tốn bình dị, không thấm đẫm như màu vàng hôm nay. Nhưng rất khó quên, màu áo của con gái Đức Phật. Cũng khó quên trong những ngày tháng tranh đấu vì sự công bằng quyền sống.
Thời ấy, tôi là một chúng nhỏ ở Dược Sư, tịnh xá Ngọc Phương chỉ cách một quãng ngắn. Ni trưởng dẫn một đoàn Ni đi biểu tình, đến đầu ngã tư Xóm Gà bị lính kéo kẽm gai chặn lại. Một bên là các Ni áo vàng ngồi giữa con đường, giương cao tấm biểu ngữ, ngồi theo tư thế bất bạo động, không ồn ào nhưng không phải yếu xìu.
Màu y gần nhuộm với màu đất ở bên đường, thật thấp xuống như những phận người, hình ảnh không có gì căng thẳng lắm. Các vị cũng đã quen ngồi dưới gốc cây, ngồi xuống giữa thiên nhiên đất trời. Chỉ có hôm nay ngồi trong cuộc đối thoại lặng im. Bên kia, lính biệt động có súng, có mấy dùi cui trong tay, loa phóng thanh kêu các Ni về chùa. Cũng đi tới đi lui ra oai vậy thôi, chứ mấy Ni này hiền như đất, chỉ có hơi cứng đầu.
Chúng tôi ở trong tường rào của Ni viện, sợ chết khiếp, hồi hộp. Nhà chị Huyền đối diện cổng Dược Sư, có mấy người quen chạy ra ngã tư theo dõi tình hình, về lén vào trong chúng thầm thì to nhỏ. Vừa sợ vừa cầu Phật độ mấy Ni của mình. Biết phong trào tranh đấu đang lên, mấy tên máu nóng đòi viết biểu ngữ, đòi lên tiếng trên đài truyền thanh. Báo hại Sư bà Giám viện mất ăn mất ngủ. Đoàn biểu tình Ngọc Phương một lúc sau về lại tịnh xá, vì làm ứ đọng xe. Xe bus, xe lam, xe ngựa… từ Gò Vấp lên, xe từ Bà Chiểu về không qua được. Hình như dự định của Ni trưởng là ngồi tuyệt thực ở Tòa Tỉnh trưởng Gia Định, nhưng mới tới ngã tư Xóm Gà liền bị chặn. Tiếng tăm vang xa.
Phong trào tranh đấu được theo dõi, Ni trưởng họp báo, trả lời phỏng vấn. Phơi mình trong nắng gió, tờ báo nào muốn bán chạy thì đến gặp Ni trưởng hoặc nhắc đôi câu về tịnh xá Ngọc Phương, người ta mua rần rần. Ni trưởng không ngần ngại đối thoại với Quốc hội, với dân biểu, can đảm bất khuất. Từ bỏ chốn yên bình để đương đầu sóng gió, để tìm bình an cho chúng sanh.
Khoác chiếc y bình dị nhưng mỗi nếp y là mỗi đại nguyện, màu vàng thầm lặng quen thuộc với nhân gian, lúc nào cũng có mặt, không bỏ cuộc. Tôi nhớ chuyện cổ tích, Phật hứa với ma khi bóng y của Ngài đến đâu, đó là đất đai của Phật, ma phải nhường quyền. Khi y áo vàng tung khắp nẻo, sự có mặt của sức mạnh nội tâm, vô minh chuyển thành trí tuệ. Ni trưởng đi hành hóa khắp nơi, từ cao nguyên đến đồng bằng, cánh tay nhà Ni mở rộng đón người.
Ta kết tiền duyên chốn Phật đài
Thong dong bình bát nhẹ trên vai
Cười anh say đắm nơi trần thế
Quanh quẩn trên đường khách vãng lai.
Độ Ni cũng là độ cho hết những tật dở xấu, chướng ngại nơi nội tâm sợ sệt rụt rè. Dưới sự huấn luyện của Ni trưởng, chư Ni Khất sĩ hoạt động mạnh trong mọi lãnh vực, từ thiện, kinh tế, tri thức, truyền bá giảng dạy…
Một cuộc đời, một tấm gương kiên nhẫn bất khuất. Nói lên công hạnh bậc Ni Khất sĩ tiên phong, một phen lên đường đẩy lui chướng ngại. Đức Phật cũng thường khen ngợi những vị tinh tấn dũng mãnh, tiến tới thành tựu đạo quả. Nhắc đến Ni trưởng, không phải chúng ta đề cao những chuyện tranh đấu trong đời thường, chỉ vì quý phục sức mạnh can đảm, yếu tố rất cần thiết trong việc nỗ lực tu tập.
Theo báo Giác Ngộ