Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
20 năm trôi qua kể từ khi nạn diệt chủng xảy ra trên đất nước châu Phi, một người phụ nữ may mắn thoát chết trong cuộc chiến đẫm máu ấy đã có thể tha thứ cho kẻ thù

Cách đây đúng 20 năm, tại Rwanda (miền Trung châu Phi) đã xảy ra một trong những cuộc diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Nạn diệt chủng Rwanda là cuộc chiến giữa 2 sắc tộc Hutu và Tutsi của Rwanda và đã xảy ra vào ngày 6/4/1994 sau khi chuyên cơ của Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana (một người Hutu) bị bắn rơi trên bầu trời sân bay Kigali. Phần lớn nạn nhân trong cuộc chiến này là người Tutsi và kẻ diệt chủng là người Hutu.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình
Chỉ trong vòng 100 ngày, có tới gần 1 triệu người, tức là khoảng 1/8 dân số nước này bị sát hại.

Chỉ trong vòng 100 ngày, có tới gần 1 triệu người, tức là khoảng 1/8 dân số nước này bị sát hại. Nạn thảm sát Rwanda thực sự khiến người dân trên toàn thế giới bàng hoàng và đau xót. Và cho đến hiện tại, mặc dù hàng chục năm trôi qua nhưng những câu chuyện ghê rợn, thảm khốc về nạn thảm sát Rwanda vẫn khiến nhiều người rùng mình.

Trong số những câu chuyện gây chấn động thế giới là trường hợp của cô Alice Mukarurinda người Tutsi. Cô đã mất đi đứa con quý giá cùng 25 người thân trong nạn diệt chủng Rwanda 1994. Ngoài ra, chính cô cũng đã gần thiệt mạng dưới lưỡi dao tàn ác của người Hutu. Mặc dù may mắn thoát chết nhưng cô đã vĩnh viễn mất bàn tay phải cùng đứa con quý giá của mình. Và người gây ra nỗi đau đớn cho cô không ai khác lại chính là 1 người bạn cùng trường của cô, 1 người Hutu có tên Emmanuel Ndayisaba.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình
Cô Alice Mukarurinda với nỗi đau mất đi 26 người thân.
 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình
Emmanuel Ndayisaba - người từng sát hại bao người vô tội.

Ngày thứ Hai vừa qua, 2 người đã có cuộc gặp mặt trong buổi lễ kỷ niệm nạn diệt chủng Rwanda. Hình ảnh 2 người bỏ qua mọi chuyện của quá khứ và coi nhau như những người bạn thân thiết thực sự khiến người dân trên toàn thế giới vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình
2 người cùng xuất hiện trong chương trình kỷ niệm 20 năm nạn diệt chủng Rwanda.

Hiện tại, cô Alice Mukarurinda - bà mẹ 5 con - đang là phó chủ tịch hiệp hội chuyên giúp đỡ những nạn nhân sống sót sau nạn diệt chủng. Với nỗi đau sâu thẳm trong trái tim, cô chia sẻ "Mỗi khi nhìn vào bàn tay mình, tôi lại nhớ đến những gì đã xảy ra. Emmanuel đã dùng dao chặt phăng tay tôi rồi giết chết đứa con của tôi." Alice sợ hãi cho biết cuộc sống của cô cùng gia đình lúc đó vô cùng bấp bênh khi mọi người chỉ đau đáu nỗi sợ hãi, phải di cư, chạy loạn trong khi những ngôi nhà, xe cộ luôn bốc cháy ngùn ngụt.

Nạn diệt chủng cũng khiến 1 người dân bình thường như Emmanuel trở thành kẻ giết người hàng loạt. Trước khi nạn diệt chủng xảy ra, anh là 1 người dân thường và chưa từng làm điều ác. Vậy mà ngay từ những ngày đầu tiên xảy ra tranh đấu, Emmanuel đã giết hại tới 14 người. Những nạn nhân của Emmanuel không loại trừ già, trẻ, gái trai.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình

Trong dòng ký ức kinh hoàng, Emmanuel chia sẻ "Khi giết hại những người vô tội đầu tiên, tôi thực sự hoảng loạn nhưng rồi tôi bắt đầu quen hơn với việc chém giết đó. Nghĩ rằng những người Tutsis là quỷ dữ, tôi cầm dao chém giết họ như những kẻ thù."

Cũng trong khoảng thời gian này, gia đình nhà Alice cũng đang phải ẩn nấp trong 1 nhà thờ cùng với hàng trăm người Tutsis khác. Đúng lúc này, những người Hutu ném bom, thiêu rụi cả nhà thờ. Những người chạy thoát được ra ngoài sẽ lập tức bị chém giết đến chết. Trong cuộc thảm sát đó, Alice đã mất đi 26 người thân. Và đó chỉ là 26/5.000 người vô tội thiệt mạng oan ức, đớn đau trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình
Gia đình bị giết hại nhưng Alice may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần cùng cô con gái 9 tháng tuổi và 1 người cháu 9 tuổi do biết cách trốn vào rừng.

Alice nói "Thật kinh hoàng, xác người nằm la liệt khắp nơi. Cứ mỗi sáng thức dậy, người Hutu lại tìm kiếm người Tutsis để giết hại."

Và rồi, cuộc lẩn trốn của cô Alice cũng bị phát hiện vào ngày 29/4/1994. Nhóm người Hutu, trong đó có Emmanuel đã thẳng tay giết hại đứa con gái vô tội của Alice, sau đó áp sát rồi toan chém chết Alice. Đúng lúc này, Emmanuel nhận ra Alice là người bạn cùng trường với mình nhưng anh không nhớ ra tên cô. Anh giả vờ không quen biết rồi ra tay chém sượt qua mặt Alice trong khi đó đồng bọn của Emmanuel lại không hề nương tay mà chém thẳng vào tay cô. Sau khi ra tay, họ bỏ mặc Alice sõng soài trên nền đất. Alice bất tỉnh và được tìm thấy sau 3 ngày gặp nạn. Thật may mắn cô được cứu sống nhưng đã mất đi bàn tay phải.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình

Những ngày tháng sau khi trực tiếp tham gia vào nạn diệt chủng, Emmanuel luôn mơ thấy những nạn nhân mình chém giết trong giấc mơ. Cảnh tượng hiện ra trong đầu anh chỉ toàn máu và nước mắt của những người vô tội. Không chấp nhận được hành động và quá khứ man rợ của bản thân, Emmanuel đã ra đầu thú vào năm 1996. Anh bị bỏ giam từ năm 1997 đến năm 2003. Sau khi được ra tù, anh luôn mong muốn được gia đình các nạn nhân tha thứ.

Và trong lần kỷ niệm nạn diệt chủng Rwanda mới đây nhất, Emmanuel đã có cơ hội được gặp lại Alice - người mà anh tưởng chừng đã giết chết nhiều năm trước đây.

 Tha thứ và kết bạn với người từng chặt tay, giết con đẻ của mình

Ban đầu, anh sợ hãi không dám đối diện cô. Nhưng với sự ăn năn và hối lỗi sâu sắc, Emmanuel đã quỳ gối xin Alice tha thứ. Sau 2 tuần suy nghĩ và bàn bạc cùng chồng, cuối cùng Alice cũng đồng ý tha thứ cho Emmanuel.

Cô nói "Chúng tôi cùng tham gia những hoạt động kỷ niệm nạn diệt chủng và trái tim chúng tôi đã thanh thản hơn. Tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi tha thứ cho anh ấy."

Câu chuyện của Alice cùng Emmanuel được đăng tải vào đúng ngày kỷ niệm nạn diệt chủng Rwanda đã gây xúc động cho biết bao người trên toàn thế giới.