Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Duyên khởi: Kinh Ví Dụ Cái Cưa (Kakacūpama Sutta): Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni, nên được Thế Tôn cho gọi lên và khuyên dạy.
Chánh kinh:
I. Thế Tôn thuyết giảng cho các Tỷ-kheo.
1. Hãy nhu thuận hoan hỷ vâng theo lời dạy của Thế Tôn.
2. Hãy từ bỏ bất thiện, hãy thành tựu thiện pháp, như vậy mới trưởng thành trong pháp và luật này.
II. Thế Tôn kể câu chuyện của nữ gia chủ Vedehika và giáo giới các Tỷ-kheo theo câu chuyện ấy.
1. Vedehika rất là nhu thuận, hiền hoà khi được người nữ tỳ phục vụ tốt. Nhưng khi người nữ tỳ giả làm khinh suất, thời Vedehika nổi nóng, đập người nữ tỳ đến chảy máu đầu.
2. Do vậy Thế Tôn xem một vị Tỷ-kheo thật sự là nhu thuận, hiền hoà khi nào bị những lời nói bất khả ý xúc phạm mà không nổi nóng, sân hận.
3. Thế Tôn chỉ xem một vị Tỷ-kheo là dễ nói, không phải khi vị ấy nhận được sự cúng dường đầy đủ, mà chỉ khi nào vị ấy, vì tôn trọng pháp, cung kính pháp mà trở thành dễ nói.
III. Có 5 loại ngôn ngữ mà vị Tỷ-kheo có thể nói: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Tại đây, các Tỷ-kheo cần phải học tập, giữ tâm không có uế nhiễm, không nói lời ác ngữ, sống với lòng lân mẫn, từ bi, không sân hận đối với người, biến mãn thế giới với tâm từ bi.
IV. Thế Tôn dùng 4 ví dụ, đào đất lớn thành không đất, dùng sơn viết chữ trên hư không, cầm bó đuốc đun nóng sông Hằng, làm một bị da mèo, khéo thuộc chín phát ra tiếng kêu, để khuyên các Tỷ-kheo không nên sân hận, không nên nói lời ác ngữ, phải có tâm từ bi.
V. Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo, dù có ai lấy cái cưa cưa xẻ thân mình, cũng không nên khởi tâm sân hận. Vị Tỷ-kheo nào tư duy đến ví dụ cái cưa này, sẽ không còn khởi lên sân hận nữa.
Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Audio chánh kinh:
Nguồn: youtube Diệu Pháp Âm
Video ĐĐ. Minh Nhật giảng phần 1, ngày 6/12/2021
Video ĐĐ. Minh Nhật giảng phần 2, ngày 7/12/2021
 Nguồn: youtube Pháp Âm Khất Sĩ
TT. Vườn Tâm