Tham dự và chứng minh buổi lễ tưởng niệm có HT. Giác Điệp, Phó Trị sự trưởng Giáo đoàn VI, TT. Giác Nhuận – Trị sự phó Giáo đoàn VI, trụ trì Tịnh xá Ngọc Chơn cùng 30 chư Tôn đức Tăng và hơn 100 Phật tử tại địa phương về dự lễ.
Trước khi buổi lễ tưởng niệm diễn ra, TK. Minh Cường đã hướng dẫn Phật tử dự lễ tụng kinh cầu nguyện.
Trước khi buổi lễ tưởng niệm diễn ra, TK. Minh Cường đã hướng dẫn Phật tử dự lễ tụng kinh cầu nguyện.
Sau thời tụng kinh cầu nguyện, TT. Giác Nhuận đã có thời pháp chia sẽ đề tài: Chánh niệm về niệm chết đến cho hàng Phật tử. Qua bài giảng Thượng toạ đãNgài đã giúp quý Phật tử hiểu niệm chết đâu phải là “yếm ly tiêu cực”. Từ đó giúp quý Phật tử tỉnh thức để có một đời sống tốt đẹp bình an ở kiếp sống hiện tại và về sau. Đó là sự lựa chọn chuyển sinh ở một kiếp sống sau này, tươi sáng hơn.
Qua lời giảng của TT. Giác Nhuận, từ những giáo lý mà đức Phật chỉ dạy về niệm chết, bản thân mỗi Phật tử sẽ tự hỏi: Bản thân đã làm được những việc tốt lành cho mình, những người thân yêu hay những người xung quanh chưa? Bản thân đã tu tập, sẵn sàng buông xả, làm đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của mình đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống này chưa? Mỗi người phải làm gì để có hướng đi tốt cho sau này, khi cuộc sống hiện tại viên mãn....
Đến 10h30 sáng cùng ngày, buổi lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Đính chính thức diễn ra tại giảng đường Giác Huệ dưới sự chứng minh của quý Hoà thượng, Thượng toạ, chư Đại đức Tăng. Thay mặt chư Tôn đức Tăng, ĐĐ. Minh Hạnh đã trùng tuyên lại tiểu sử cuộc đời và đạo nghiệp của cố Trưởng lão Giác Đính.
Theo đó, ngày rằm tháng 7 năm 1957 Trưởng lão được Đức thầy Giác Lý là một trong các đệ tử của Tổ Sư Minh Đăng Quang xuống tóc cho xuất gia. Năm 1958 được Thầy tổ cho thọ giới Sa Di, đến năm 1960 Ngài được Thầy tổ cho đăng đàn thọ giới cụ túc.
Theo đó, ngày rằm tháng 7 năm 1957 Trưởng lão được Đức thầy Giác Lý là một trong các đệ tử của Tổ Sư Minh Đăng Quang xuống tóc cho xuất gia. Năm 1958 được Thầy tổ cho thọ giới Sa Di, đến năm 1960 Ngài được Thầy tổ cho đăng đàn thọ giới cụ túc.
Trong suốt thời gian tu học, cố Trưởng lão đã để lại cho các hàng hậu học nhiều bài học quý báu về sự tu học và phục vụ tha nhân. Mỗi bước chân hoằng truyền giáo pháp cố Trưởng lão đã in dấu thiện lành khắp nơi nơi, từ thôn quê đến thành thị, ở các tỉnh miền Đông nam bộ đến các vùng quê miền Trung đất nước…
Cuộc đời hoằng pháp và gieo trồng giáo lý của cố Trưởng lão. Ngài đã xây dựng rất nhiều ngôi đạo tràng tịnh xá ở các tỉnh, thành… nhờ đó quý Phật tử nương vào các ngôi Tam Bảo đó mà có nơi tu học, nương tựa tâm linh, như: Tịnh xá Ngọc Chơn – Chơn Thành (Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Phước (Phước Long, Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Ninh (Lộc Ninh, Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Long (Bình Long, Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Định (Bến Cát, Bình Dương), Tịnh thất Long Hoa (Vĩnh Long).
Cuộc đời hoằng pháp và gieo trồng giáo lý của cố Trưởng lão. Ngài đã xây dựng rất nhiều ngôi đạo tràng tịnh xá ở các tỉnh, thành… nhờ đó quý Phật tử nương vào các ngôi Tam Bảo đó mà có nơi tu học, nương tựa tâm linh, như: Tịnh xá Ngọc Chơn – Chơn Thành (Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Phước (Phước Long, Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Ninh (Lộc Ninh, Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Long (Bình Long, Bình Phước), Tịnh xá Ngọc Định (Bến Cát, Bình Dương), Tịnh thất Long Hoa (Vĩnh Long).
Sau phần cung tuyên tiểu sử của Trưởng lão, Phật tử Ngọc Lan đã dâng lời tưởng niệm ân sư và phát nguyện tu học, hộ trì chư Tôn đức hành đạo, phát triển đạo tràng để không phụ lòng Thầy tổ.
Sau phần dâng hương lên giác linh cố Trưởng lão, chư tôn đức Tăng Giáo đoàn VI đã tham dự lễ cúng dường trai tăng do quý Phật tử cúng dường theo nghi thức của Hệ phái và hồi hướng công đức tới bá tánh thập phương, cùng pháp giới chúng sanh.
Sau phần dâng hương lên giác linh cố Trưởng lão, chư tôn đức Tăng Giáo đoàn VI đã tham dự lễ cúng dường trai tăng do quý Phật tử cúng dường theo nghi thức của Hệ phái và hồi hướng công đức tới bá tánh thập phương, cùng pháp giới chúng sanh.
TT. Vườn Tâm - ảnh: Diệu Anh (daophatkhatsi.vn)