Ông Đề Bà Đạt Đa cách đây hai a tăng kỳ một trăm ngàn đại kiếp, tức là gấp đôi Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên. Tu hành ông cũng là một người một lòng cầu đạo giải thoát. Chỉ vì một chút oan trái với Bồ Tát, từ lòng oan trái đó nảy sinh ra vô số vấn đề, đó là người ông oan trái lại là người tu. Ông ghét Bồ Tát tức là ông ghét người tu. Vấn đề lớn chuyện là ở chỗ đó.
Tại sao Phật dạy mình nên sống bằng từ tâm ? Là bởi vì nếu mình thù ghét ai chỉ là tổn đức. Giống như mình uống thuốc độc mà mình mong cho đối phương chết. Tức là chưa biết đối phương bị cái gì, nhưng chuyện đầu tiên là mình chết rồi. Ông này đang tu ngon lành chỉ vì ghét một người tu khác, mà khi mình ghét người tu có nghĩa là mình phải chống người đó. Nhưng xui cho ông, người ông chống lại là một vị đại Bồ Tát đã sắp thành rồi. Bồ Tát tu 20 a tăng kỳ mà ông này chỉ mới tu có 2 a tăng kỳ. Có nghĩa là khi ông gặp thì Ngài đã đi gần 80 phần trăm đoạn đường. Đức độ của Ngài bằng trời bằng biển.
Tại sao Phật dạy mình nên sống bằng từ tâm ? Là bởi vì nếu mình thù ghét ai chỉ là tổn đức. Giống như mình uống thuốc độc mà mình mong cho đối phương chết. Tức là chưa biết đối phương bị cái gì, nhưng chuyện đầu tiên là mình chết rồi. Ông này đang tu ngon lành chỉ vì ghét một người tu khác, mà khi mình ghét người tu có nghĩa là mình phải chống người đó. Nhưng xui cho ông, người ông chống lại là một vị đại Bồ Tát đã sắp thành rồi. Bồ Tát tu 20 a tăng kỳ mà ông này chỉ mới tu có 2 a tăng kỳ. Có nghĩa là khi ông gặp thì Ngài đã đi gần 80 phần trăm đoạn đường. Đức độ của Ngài bằng trời bằng biển.
Chúng ta đừng bao giờ oan trái với ai hết. Vì khi oan trái với họ, ngoài chuyện mình hại người, mình còn bị tổn đức. Nó còn có một chuyện nữa đó là mình gieo chủng tử bất thiện. Nếu mà mình ghét nhầm người tu thì mình đã gieo chủng tử hại người tu. Đến nổi kiếp cuối cùng gặp một vị Phật có mấy chục tướng tốt. Ánh mắt, giọng nói như vậy mà ông cũng không thể thương nổi, vẫn căm ghét. Ông muốn giết cho Ngài chết năm lần bảy lượt như vậy. Câu chuyện của ông Đề Bà Đạt Đa, tôi cho là một câu chuyện mình phải nhớ khắc cốt ghi tâm một đời không quên. Bởi vì câu chuyện đó không phải là của riêng ông mà là câu chuyện của tất cả chúng ta.
Trong đời sống này, chúng ta có biết bao nhiêu người mà chúng ta không thương không thích. Nhưng thật ra bằng một chút trí tuệ, chúng ta có thể hiểu ngay rằng : chúng ta hoàn toàn không có lý do nào để ghét một người.
Trong room này, các vị có thể có người nghi ngờ tôi là đạo đức giả mới nói như vậy. Nhưng tôi xin thưa :Tôi có không ưa thì có, nhưng đã từ lâu lắm rồi, tự tôi dạy tôi là: không có lý do nào mình ghét người ta. Mình có thể không thương họ nhưng mình không nên ghét. Đúng ra một vị tu hành thì không còn bất mãn, nhưng mình còn phàm thì mình còn bất mãn chứ. Tệ nhất chỉ nên dừng lại ở mức không ưa thôi. Không ưa nhưng chưa hẵn là phải ghét. Cho nên tối thiểu nếu không thương được muôn loài thì xin đừng ghét ai hết. Đây là một bài học rất là quan trọng.
Chuyện ở đây không phải đơn giản là ông Đề Bà Đạt Đa, mà là dầu mình có tu hành cách mấy, nhưng khi mình có lòng oan trái, tức là mình đã gieo một chủng tử rất nguy hiểm cho chính mình. Nếu không thương được ai thì phải dừng lại ở mức không thương chứ đừng qua ghét. Nếu đã lỡ ghét rồi chỉ dừng lại ở mức ý nghiệp chứ đừng qua thân nghiệp và khẩu nghiệp.
Trong đời sống này, chúng ta có biết bao nhiêu người mà chúng ta không thương không thích. Nhưng thật ra bằng một chút trí tuệ, chúng ta có thể hiểu ngay rằng : chúng ta hoàn toàn không có lý do nào để ghét một người.
Trong room này, các vị có thể có người nghi ngờ tôi là đạo đức giả mới nói như vậy. Nhưng tôi xin thưa :Tôi có không ưa thì có, nhưng đã từ lâu lắm rồi, tự tôi dạy tôi là: không có lý do nào mình ghét người ta. Mình có thể không thương họ nhưng mình không nên ghét. Đúng ra một vị tu hành thì không còn bất mãn, nhưng mình còn phàm thì mình còn bất mãn chứ. Tệ nhất chỉ nên dừng lại ở mức không ưa thôi. Không ưa nhưng chưa hẵn là phải ghét. Cho nên tối thiểu nếu không thương được muôn loài thì xin đừng ghét ai hết. Đây là một bài học rất là quan trọng.
Chuyện ở đây không phải đơn giản là ông Đề Bà Đạt Đa, mà là dầu mình có tu hành cách mấy, nhưng khi mình có lòng oan trái, tức là mình đã gieo một chủng tử rất nguy hiểm cho chính mình. Nếu không thương được ai thì phải dừng lại ở mức không thương chứ đừng qua ghét. Nếu đã lỡ ghét rồi chỉ dừng lại ở mức ý nghiệp chứ đừng qua thân nghiệp và khẩu nghiệp.
Sư Giác Nguyên