Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
"Thầy Suzuki Roshi, con đã nghe thầy giảng nhiều năm trời, nhưng con vẫn chưa thực sự hiểu được. Liệu thầy có thể tóm tắt Phật Giáo trong một cụm từ được không?" Mọi người đều cười, thầy Suzuki cũng cười và nhẹ nhàng bảo rằng "Mọi thứ đều thay đổi

1. Mọi thứ rồi cũng đều thay đổi

"Thầy Suzuki Roshi, con đã nghe thầy giảng nhiều năm trời, nhưng con vẫn chưa thực sự hiểu được. Liệu thầy có thể tóm tắt Phật Giáo trong một cụm từ được không?"
Mọi người đều cười, thầy Suzuki cũng cười và nhẹ nhàng bảo rằng
"Mọi thứ đều thay đổi"

Giải thích: Một trong những bài học quan trọng nhất trong Phật Giáo đó là tất cả mọi điều trong cuộc sống đều là hữu hạn. Thậm chí câu trả lời cho câu hỏi của cậu học trò của Suzuki Roshi cũng đã được bao hàm trong câu nói "Mọi thứ đều thay đổi".
Sự hữu hạn của vạn vật là điều chứa đựng tất cả. Bạn sẽ phải chiêm nghiệm hàng giờ mới có thể thực sự thấu hiểu tầm vĩ mô của nguyên lí này. Bạn là hữu hạn, những người bạn yêu quý là hữu hạn, thậm chí ngôi nhà của bạn, hay cả hành tinh này đều hữu hạn trong con mắt của thời gian. Tại sao điều này lại quan trọng đến thế? Bởi vì nó chính là cội nguồn chọ mọi sự khốn khổ của con người, nhưng một khi chúng ta đã thấy được sự hữu hạn và tính luôn thay đổi một cách tự nhiên của vạn vật, ta có thể trân trọng khoảnh khắc thực tại này nhiều hơn. Câu chuyện này không phải là bài học về sự buông bỏ, mà nó nói về thực tế là ngay từ đầu ít ai có thể thực sự thấu hiểu được chân lí đơn giản là "Vạn vật đều là hữu hạn". Nếu chúng ta có thể hiểu và học để sống theo chân lí này, hạnh phúc và bình yên sẽ đến bên ta mọi ngày trong cuộc sống.

2.Trước tiên, hãy làm rỗng chiếc cốc
 
Một giáo sư đại học đến thăm Nan- in, một thiền sư Nhật Bản vào thời Meiji (1868-1912). Để chào đón khách, Nan-in mời khách uống trà. Ông rót đầy cốc của vị khách, nhưng vẫn tiếp tục. Vị giáo sư nhìn chăm chú cho đến lúc nước tràn ra khỏi li ào ạt, thì ông không chịu được và bèn lên tiếng.
“Nó đã đầy rồi. Không thể rót thêm giọt nào nữa đâu".
Vị thiền sư đáp lời
"Cũng như chiếc cốc này vậy, ông đã đầy ắp với những ý kiến và suy đoán của mình rồi. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền Định nếu ông chưa làm rỗng cái cốc của mình trước?"
Giải thích: Câu chuyện này đã nói lên tất cả, thế nên tôi sẽ không nói thêm gì nữa.
 
3. Bài học về đánh giá và định kiến

Ngày xửa ngày xưa có một ông nông dân già làm việc ở thửa đồng của mình đã nhiều năm trời. Một ngày nọ ngựa của ông bỏ đi mất. Nghe được tin, hàng xóm của lão ghé thăm và bảo "Chà, xui xẻo thật". "Có thể lắm" ông lão đáp lại.
Sáng hôm sau, con ngựa đó quay về, mang theo 3 con ngựa nữa, thấy vậy, người hàng xóm thốt lên "Thật tuyệt làm sao!" "Có lẽ vậy" ông nông dân trả lời.
Ngày hôm sau, con trai lão nông dân bị gãy chân trong khi cố gắng cưỡi một trong những con ngựa hoang hôm trước. Người hàng xóm lại ghé thăm và tỏ ra thông cảm cho sự xui xẻo của lão nông dân. Và một lần nữa, ông lại trả lời "Có lẽ vậy"
Sau hôm đó, quân đội đến làng và ra lệnh cho các thanh niên trai tráng phải nhập ngũ. Thấy con trai của lão nông dân bị gãy chân, họ đành bỏ qua. Người hàng xóm chúc mừng lão nông dân vì mọi việc hóa ra lại đều tốt đẹp - "Có lẽ vậy" người nông dân lại đáp.
Giải thích: Lão nông dân hiểu được bản chất của mọi vấn đề, và luyện tập cho mình cách sống không đánh giá mọi việc, bởi vì bạn không thể đánh giá sự việc như thể nó là điểm kết thúc của mọi chuyện vậy. Cuộc sống của chúng ta không phải như một bộ phim nhiều tập hay là một chuỗi các sự kiện tách rời nhau và cũng không có cái kết nào nhất định cho một sự kiện cả. Luôn có ngày mai, và dù hôm nay có xấu hay tốt, thì vẫn có một triệu những sự kiện khác trỗi lên như là hệ quả của hôm nay. Xấu và tốt luôn kết nối với nhau. Thực tế, nó cũng giống như hai mặt của một đồng xu vậy. Nếu mọi việc trông có vẻ như hoàn hảo, có lẽ nó không phải như vậy. Mọi việc có thể thay đổi và xoay trở trong chớp mắt, bất kì lúc nào, và chúng sẽ thay đổi tại một thời điểm nhất định nào đó. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể hạnh phúc. Trái lại, nó có nghĩa là chúng ta nên nhìn nhận sự thật và luôn nhận thức được điều này để có thể tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc.
 
4. Đúng và Sai

Khi Bankei tổ chức tuần học thiền định của mình, học sinh từ nhiều nơi của Nhật Bản đã đến tham dự.
Trong một buổi tụ họp, một học trò đã bị bắt quả tang đang ăn trộm. Vấn đề này được trình báo với Bankei cùng với đề xuất rằng thủ phạm nên bị trục xuất. Bankei bỏ qua vụ việc. Sau đó cũng chính vị học trò này bị bắt trong một vụ việc tương tự, và một lần nữa Bankei lại bất chấp vụ việc này.
Người học trò đã trình báo trở nên tức giận và bảo rằng nếu thầy không đuổi tên trộm thì mọi người sẽ bỏ đi hết. Khi đó Bankei đã đọc đơn kiến nghị, ông lên tiếng nói với học trò đã ăn trộm và tất cả mọi người.
"Những người anh em, các bạn đều biết cái gì là đúng, cái gì là sai. Các bạn có thể đến một nơi khác học nếu bạn muốn, nhưng còn người anh em tội nghiệp này, còn không phân biệt được đúng sai. Vậy thì ai sẽ dạy anh ấy nếu tôi khước từ? Tôi sẽ giữ anh ấy lại đây dù cho tất cả các bạn đều bỏ đi hết đi nữa".
Nghe thấy vậy, một dòng nước mắt chảy xuống mặt người này, và tất cả những ham muốn và lòng tham trộm cắp đều tan biến.
Giải thích: Thường thì hầu hết mọi người đều quay mặt lại với những người đã phạm tội hoặc trộm cắp, như người học trò kia đã làm vậy. Nhưng nếu bạn nhìn sâu hơn, bạn sẽ chỉ thấy một con người- một người chỉ đơn giản cần được chỉ đường dẫn lối. Hãy khoan vội xa lánh từ bỏ người khác. Việc thông cảm cho người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chúng ta đều là anh em của nhau và đều cùng nhau vượt qua cuộc sống này. Thế nên chúng ta không thể chỉ giúp những người tốt được, chính những người mắc phải lỗi lầm lại chính là những người cần được giúp nhất để có thể hiểu được đúng sai trái phải. Nếu bạn có người thân từng phạm tội tôi nghĩ bạn hiểu ý của tôi là gì. Vì bạn biết rằng họ có thể trở nên tốt hơn và thay vì bỏ rơi họ vì họ làm gì đó sai. Chúng ta nên cố gắng nâng đỡ họ như chính bản thân mình và những người chúng ta yêu mến bất chấp những lỗi lầm của họ.
 
5. Hãy làm chủ
 
Bỗng nhiên từ đâu có một con ngựa tăng tốc và lao nhanh xuống đường. Có vẻ như người cưỡi nó đang đi đâu đó quan trọng lắm. Một người đàn ông khác đứng bên đường và hô lên hỏi.
"Anh đang đi đâu thế?"
Và người đàn ông cưỡi ngựa đáp
"Tôi không biết! Hỏi con ngựa ấy!"

Giải thích: Con ngựa chính là biểu tượng cho thói quen dùng năng lượng của chúng ta. Câu chuyện giải thích cách chúng ta thường sống, những thói quen được hình thành không phải bởi vì những hành động có chủ ý, mà bởi môi trường xung quanh và những hành động vô thức của ta. Con ngựa kéo ta đi, khiến ta chạy lòng vòng khắp nơi mà không biết chính xác chúng ta đang đi đâu. Nếu bạn dừng lại và hỏi người đi đường bạn đang ở đâu, có lẽ bạn sẽ tìm ra câu trả lời, nhưng nó không bao giờ là câu trả lời cuối cùng. Bởi vì bạn đã quen với việc để con ngựa dẫn đường, đó là cách duy nhất bạn biết sống. Nhưng dù chúng ta có chạy bao xa đi nữa, thì nó cũng không đi đâu về đâu cả. Chúng ta cần học cách chế ngự con ngựa và cho nó biết ai là chủ. Bạn mới chính là chủ, đã luôn là như vậy, thế nên hãy hành động như một người chủ từ bây giờ!
 
6. Bài học về chăm sóc cho bản thân và người khác
Có hai người trình diễn nhào lộn nọ. Đó là một người giáo viên nghèo là một góa phụ và học trò là một cô gái nhỏ tên là Meda. Họ trình diễn nhào lộn hằng ngày trên đường phố để mưu sinh qua ngày. Buổi trình diễn của họ bao gồm việc người giáo viên cân bằng một cây tre cao trên đầu và cô gái nhỏ sẽ từ từ leo lên đỉnh. Khi đã lên tới đỉnh cây tre, cô bé sẽ ở đó trong khi người giáo viên đi quanh trên mặt đất. Cả hai người trình diễn phải hoàn toàn tập trung vào sự cân bằng để tránh khỏi những chấn thương trong lúc tập luyện và để hoàn thành buổi diễn. Một ngày nọ, giáo viên nói với người học trò rằng:
'Nghe này Meda, cô sẽ trông chừng cháu và cháu sẽ trông chừng cô nhé, thế thì chúng ta có thể giúp nhau tập trung vào việc thăng bằng để tránh xảy ra tai nạn.'
Nhưng cô bé rất thông minh, cô bé đáp lại rằng
'Cô ơi, cháu nghĩ tốt hơn chúng ta nên trông chừng bản thân mình. Nếu trông chừng cho bản thân mình tốt thì cũng như việc đang trông chừng cho cả 2 chúng ta vậy. Như thế thì cháu chắc là tai nạn sẽ không thể xảy ra được và chúng ta chắc chắn sẽ kiếm đủ tiền ăn'
 
Giải thích: Câu chuyện này dạy chúng ta rằng việc chăm sóc cho bản thân là điều quan trọng nhất bản thân có thể làm để chăm sóc cho người khác. Bằng cách học nuôi dưỡng thân thể và trí óc bạn sẽ đối xử với những người xung quanh với sự cảm thông, tình thương, sự tử tế và tạo ra được những tác động tích cực đối với thế giới xung quanh. Không có ranh giới giữa việc chăm sóc bản thân và việc chăm sóc người khác. Đặc biệt, khi nói về việc chăm sóc bản thân đang ngụ ý đến việc chánh niệm. Và cũng tương tự khi chăm sóc người khác bằng cách bày tỏ sự cảm thông và yêu thương họ, ta cũng đang chăm sóc chính bản thân mình
 Sưu Tầm