Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích. Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân chùa như hàm rồng ,thủy đình như viên ngọc rồng ngậm.Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng.
Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc tọa lạc trên thế đất thiêng, dân gian gọi là khu đất “hàm rồng” thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Điểm khác biệt của chùa Thầy so với các ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ là chùa không có nghi môn, tam quan, vừa thờ Phật theo Mật Tông, vừa thờ thánh. Đức thánh được thờ ở chùa Thầy là Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao tăng thời Lý.
Và cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm, chùa Thầy lại tưng bừng mở hội. Đây là lễ hội không đơn giản chỉ là nơi để vui chơi giải trí, mà còn là điểm đến linh thiêng cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc. Khi đến với lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nghi lễ độc đáo, như: lễ tắm tượng (hay còn gọi là lễ "mộc dục"), lễ cung nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước,… Và còn được thưởng thức những màn biểu diễn múa rối nước và nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.
Điều đặc biệt khi đến với chùa Thầy là “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Tương truyền rằng, xoa tay ba vòng vào tim tượng dưới hang Cắc Cớ, nam tay trái, nữ tay phải thì sẽ tìm được người yêu mà mình mong muốn. Còn ai có người yêu rồi thì xoa hai tay vào tim tượng để cho tình duyên được bền lâu.
Với bề dày lịch sử cùng những nét riêng độc đáo, khiến lễ hội đặc sắc “có một không hai” này là điểm đến tâm linh mà những người yêu lịch sử và đam mê du lịch văn hóa không nên bỏ lỡ. Thời gian tổ chức lễ hội: Từ 5-7/3 âm lịch (Tức 24-26/4), trong đó chính hội rơi vào 7/3 âm lịch.
Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội Chùa Thầy từ lâu được biết đến là một lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài gắn liền với Chùa Thầy - Di tích quốc gia đặc biệt, diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị thiền sư dưới thời nhà Lý, cũng chính là người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ - một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý – Trần, ông tổ của nghề múa rối nước truyền thống của dân tộc. Lễ hội Chùa Thầy bao gồm hai phần: Nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ là: Nghi lễ mộc dục, Lễ phục nghinh bài vị - Lễ cúng yên vị; Lễ tế và Lễ rước.
Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của Chùa Thầy, với mục tiêu trở thành mùa lễ hội, nơi du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc nhất của quê hương Quốc Oai, Lễ hội Chùa Thầy năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26/4 (tức ngày mùng 3 đến ngày 07/3 Quý Mão) tại quần thể khu Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy. Bên cạnh phần Lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ, còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian gắn bó với người dân bản địa, như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co…
Đặc biệt, tại khu vực Thủy đình vào các khung giờ cố định sẽ diễn ra các chương trình múa rối nước. Trong khuôn khổ lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc biệt là di sản Hát Dô vừa được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phục vụ nhân dân tham quan, trải nghiệm.
Và nhiều các hoạt động vui chơi giải trí khác như: Múa lân, múa sạp, trình diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ, dân ca dân vũ và biểu diễn cá heo cũng sẽ được trong không gian Khu du lịch sinh thái Tuần Châu Hà Nội.
Kiến trúc chùa Thầy
Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh , Thánh ở đây là Từ Đạo Hạnh một vị danh tăng nổi tiếng dưới thời Lý. Chùa gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Đặc biệt kiến trúc chùa chỉ có 36 lỗ đục các tấm gỗ được xếp chồng lên nhau cực kỳ vững chắc.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông,
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này. Điêu khắc trong chùa Thầy
Tại chùa Hạ có các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.
Các pho Kim Cương đứng trong những tư thế võ mạnh mẽ, sống động. Tại chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên.
Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc. Phật A Di Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng. Ba pho tượng mỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.
Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.
Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda.
Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng "Thánh thì không phải chào ai cả", nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên. Pho tượng này thể hiện nghệ thuật làm rối nước của dân gian.
Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.
Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một chỗ hõm rất lớn. Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là gỗ Ngọc am. Hệ thống chùa trên núi
Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:
Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.Dưới hang gió có một lối đi nhỏ là hang của Bác ngày xưa xuống để phòng ngự đánh giặc.
Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong Thập nhị sứ quân, bị vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả.[1] Điều này chứng tỏ đã có một cuộc tấn công của sứ quân Lữ Đường tới lãnh địa sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, chiếm đóng tại đây
Như vậy, quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.
Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa".
Một số hình ảnh tại chùa Thầy:
Họa tiết trang trí trên mái cầu của chùa Thầy
Ngói mũi hài dùng để lợp mái cầu của chùa Thầy
Trong một điện thờ của chùa Thầy.
Khu chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng nhìn từ đường lên núi Thầy.
Trên sân chùa Cao của chùa Thầy
Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc tọa lạc trên thế đất thiêng, dân gian gọi là khu đất “hàm rồng” thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Điểm khác biệt của chùa Thầy so với các ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ là chùa không có nghi môn, tam quan, vừa thờ Phật theo Mật Tông, vừa thờ thánh. Đức thánh được thờ ở chùa Thầy là Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao tăng thời Lý.
Và cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm, chùa Thầy lại tưng bừng mở hội. Đây là lễ hội không đơn giản chỉ là nơi để vui chơi giải trí, mà còn là điểm đến linh thiêng cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc. Khi đến với lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nghi lễ độc đáo, như: lễ tắm tượng (hay còn gọi là lễ "mộc dục"), lễ cung nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước,… Và còn được thưởng thức những màn biểu diễn múa rối nước và nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.
Điều đặc biệt khi đến với chùa Thầy là “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Tương truyền rằng, xoa tay ba vòng vào tim tượng dưới hang Cắc Cớ, nam tay trái, nữ tay phải thì sẽ tìm được người yêu mà mình mong muốn. Còn ai có người yêu rồi thì xoa hai tay vào tim tượng để cho tình duyên được bền lâu.
Với bề dày lịch sử cùng những nét riêng độc đáo, khiến lễ hội đặc sắc “có một không hai” này là điểm đến tâm linh mà những người yêu lịch sử và đam mê du lịch văn hóa không nên bỏ lỡ. Thời gian tổ chức lễ hội: Từ 5-7/3 âm lịch (Tức 24-26/4), trong đó chính hội rơi vào 7/3 âm lịch.
Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội Chùa Thầy từ lâu được biết đến là một lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài gắn liền với Chùa Thầy - Di tích quốc gia đặc biệt, diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị thiền sư dưới thời nhà Lý, cũng chính là người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ - một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý – Trần, ông tổ của nghề múa rối nước truyền thống của dân tộc. Lễ hội Chùa Thầy bao gồm hai phần: Nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ là: Nghi lễ mộc dục, Lễ phục nghinh bài vị - Lễ cúng yên vị; Lễ tế và Lễ rước.
Đặc biệt, tại khu vực Thủy đình vào các khung giờ cố định sẽ diễn ra các chương trình múa rối nước. Trong khuôn khổ lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc biệt là di sản Hát Dô vừa được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phục vụ nhân dân tham quan, trải nghiệm.
Và nhiều các hoạt động vui chơi giải trí khác như: Múa lân, múa sạp, trình diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ, dân ca dân vũ và biểu diễn cá heo cũng sẽ được trong không gian Khu du lịch sinh thái Tuần Châu Hà Nội.
Kiến trúc chùa Thầy
Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh , Thánh ở đây là Từ Đạo Hạnh một vị danh tăng nổi tiếng dưới thời Lý. Chùa gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Đặc biệt kiến trúc chùa chỉ có 36 lỗ đục các tấm gỗ được xếp chồng lên nhau cực kỳ vững chắc.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông,
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này. Điêu khắc trong chùa Thầy
Tại chùa Hạ có các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.
Các pho Kim Cương đứng trong những tư thế võ mạnh mẽ, sống động. Tại chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên.
Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc. Phật A Di Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng. Ba pho tượng mỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.
Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.
Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda.
Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng "Thánh thì không phải chào ai cả", nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên. Pho tượng này thể hiện nghệ thuật làm rối nước của dân gian.
Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.
Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một chỗ hõm rất lớn. Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là gỗ Ngọc am. Hệ thống chùa trên núi
Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:
Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.Dưới hang gió có một lối đi nhỏ là hang của Bác ngày xưa xuống để phòng ngự đánh giặc.
Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong Thập nhị sứ quân, bị vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả.[1] Điều này chứng tỏ đã có một cuộc tấn công của sứ quân Lữ Đường tới lãnh địa sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, chiếm đóng tại đây
Như vậy, quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.
Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa".
Một số hình ảnh tại chùa Thầy:
Họa tiết trang trí trên mái cầu của chùa Thầy
Ngói mũi hài dùng để lợp mái cầu của chùa Thầy
Trong một điện thờ của chùa Thầy.
Khu chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng nhìn từ đường lên núi Thầy.
Trên sân chùa Cao của chùa Thầy
Theo https://vi.wikipedia.org/ (ảnh: chùa Thầy, Phạm Mạnh Đạt, Minh Hiền, nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe)