“Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua…”
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem người thế
Mây trắng hỏi đường qua…”
Hình ảnh chư Tôn đức Tăng với chiếc y bá nạp nghiêm tịnh từng bước chân an nhiên dưới ánh nắng ban mai đã khơi dậy hình ảnh của Tăng đoàn thời Tổ sư Minh Đăng Quang cùng chư Đệ tử trên bước đường hành đạo.
Được biết, pháp trì bình khất thực là truyền thống tốt đẹp được truyền thừa của chư Phật ba đời. Thể theo truyền thống đó, tại miền Nam nước Việt, Đức Tôn sư Minh Đăng Quang, vị Tổ sư khai sáng ra dòng truyền thừa Khất sĩ Việt Nam đã nâng việc khất thực lên làm một nguyên lý chung cho tất cả mọi người: Ai cũng phải xin và cho. Ai cũng phải học và dạy vì không ai tự một mình mình mà có thể sống được, “Lẽ xin là chơn lý của vũ trụ, mà chúng sanh, kẻ thì xin vật chất để nuôi thân, người thì xin các pháp để nuôi trí, ai ai cũng đều là kẻ xin cả thảy”.
Tổ sư đã phân tích việc ‘xin’ ra làm nhiều phương thức ‘xin’ như dùng thế lực để ‘xin’, dùng mánh lới để ‘xin’, gian lận để ‘xin’, cướp giật để ‘xin’… trong đó cái xin tốt đẹp nhất là cái xin của người Khất sĩ chân chính. Người cho và kẻ thọ nhận đều được lợi lạc, phước báu, an vui, với tinh thần tự nguyện.
Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần; học từ nơi tất cả chúng sanh, dạy lại tất cả chúng sanh, tùy theo nhân duyên cảnh ngộ.
Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần; học từ nơi tất cả chúng sanh, dạy lại tất cả chúng sanh, tùy theo nhân duyên cảnh ngộ.
Sau buổi trì bình khất thực, chư Tôn đức sẽ dự lễ Tưởng niệm lần thứ 26 ngày cố Trưởng lão Giác Phải, đệ nhị Trưởng Giáo đoàn III viên tịch tại Tịnh xá Ngọc Tòng (Tp. Nha Trang, Khánh Hòa), nhân dịp này chư Tôn đức Giáo đoàn III cũng tưởng niệm lần thứ 12 ngày Ni trưởng Tưởng Liên viên tịch.
TT. Vườn Tâm