Toàn bộ cuộc đời này là một bài học tâm linh mà chúng ta sinh ra trên đời để học bài học đó. Chúng ta có mặt ở đây, trên thế gian này, trong kiếp nhân sinh này, trong thời đại này là để học hỏi ra những gì cần học hỏi.
Khó khăn là những kinh nghiệm tốt để chúng ta học hỏi và trưởng thành. Nếu không muốn đối diện với khó khăn, bạn sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì, bạn sẽ không thể trưởng thành, cho dù con người bạn đã lớn tuổi, niên cao lão hạp đến mấy
“Chừng nào chúng ta còn đánh giá, đo lường người khác bằng tiêu chuẩn của mình và chừng nào chúng ta còn tự đánh giá mình bằng các tiêu chuẩn của người khác; chừng đó chúng ta sẽ còn luôn luôn đau khổ.” |
Chừng nào còn bám víu vào mình đã là hay đang là cái gì, chừng đó bạn vẫn còn có cảm giác không an toàn. Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, và cũng chính chúng ta là chủ nhân chịu thọ quả báo. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình tạo ra, được sinh ra từ nghiệp, và bị nghiệp trói buộc trở lại. Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống của con người, từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi nhắm mắt và những đời sống kế tiếp. Nếu chúng ta, hàng phật tử Phật tử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành để đạt được tới chỗ an lạc, hạnh phúc trọn vẹn. Bởi nghiệp là hành động, là thói quen, nên chúng ta có thể thay đổi được, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực và kiên trì, bền chí.
Sự an lòng thực sự chỉ đến từ việc mãn nguyện với thực tế mình là ai chứ không phải mình là cái gì và tu là tự điều chỉnh cái tôi của mình để gỉảm thiểu Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi để tạo an lạc cho chính chúng ta chứ an lạc không đến từ tha nhân |
Đời muốn được vui nên mới khổ
Khổ rồi vẫn thấy những niềm vui
Khổ vui, vui khổ... À ra thế!
Cay đắng đan xen những ngọt bùi.
]]]
Trong cơn mê đắm vì tham ái.
Tỉnh ra, chợt thấy chẳng gì vui!
Không vui, mới biết không gì khổ
Ô hay, sao cứ mãi ngậm ngùi?
]]]
Thành bại, hơn thua... thảy đều không
Động, tịnh, thấy, nghe... vẫn một lòng
Sáng suốt, hồn nhiên, tâm rỗng lặng
Nói, làm, suy nghĩ vẫn thong dong.
Đạo Phật không chấp nhận sự sùng bái, đạo Phật hướng dẫn con người ta tìm hiểu chính bản thân mình để trưởng thành và trí tuệ hơn,
không tự gây ra ảo tưởng và đau khổ cho chính mình nữa.
Sùng bái là nô lệ về mặt tinh thần, đối với cả người sùng bái và người được sùng bái. Nó là một dạng đau khổ tương đối đặc biệt dẫn đến mê tín.
Sùng bái một ai đó, đó là quá trình tăng cường bản ngã, đồng hóa mình với hình tướng cao cả họ sùng bái, và cũng là một cách để đổ trách nhiệm cuộc đời mình lên vai kẻ khác. Cứ tin thần tượng (Chúa, Phật, Thượng đế, Thần linh...) của mình hết lòng, các ngài sẽ sắp xếp chu toàn mọi sự cho cuộc đời mình.
Thật là u mê và ngây thơ, khờ dại làm sao! Để mình không tin vào chính bản thân mình chính khả năng mình nữa. Đáng thương thay một kiếp nhân sinh ngắn ngủi này…
Hãy sống trong chánh niệm và tỉnh thức để hòa hợp với thiên nhiên để thấy được lẽ tiến hóa và vô thường của cuộc sống hầu có cách sống từ bi và trí tuệ như lời Phật dạy