Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Vào buổi chiều, ngày 28/9/2022 (nhằm 3/9 năm Nhâm Dần), mở đầu cho 8 ngày giảng pháp tại Khóa tu truyền thống “Giới – Định – Tuệ” lần thứ I của Giáo đoàn III, HT. Giác Trí – Phó trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục tăng ni Giáo đoàn III, trụ trì Tịnh xá Ngọc Sơn (Bình Định) cùng TT. Giác Duyên – Chánh thư ký Giáo đoàn III, trụ trì Tịnh xá Phú Cường (Gia Lai) đã có thời pháp đầu tiên giúp các hành giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Khóa tu truyền thống do lãnh đạo Giáo đoàn III mở ra.
Trong thời thuyết giảng HT. Giác Trí cho biết: Mỗi vị xuất gia, đời sống tu học quan trọng nhất là phải có chánh niệm, nhờ chánh niệm mới có cơ hội phát triển trong đạo. Chánh niệm các pháp hiện hành, làm cho đi đến gần và thành tựu. Chính vì thế, khi lập giáo Tổ sư Minh Đăng Quang nêu rõ tiêu chí, tổng chỉ lý tưởng trong tông giáo mới thành lập theo Tổ sư đó là: “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”.
Qua đó, Tổ dạy muốn nối truyền phải cần sống chung tu học. Sống chung: chánh niệm cái sống, cái học, cái tu. Chánh niệm với cái đến, cái đang làm. Chúng ta đang sống chung, không có cái riêng. Vì sự sống là tương quan tương truyền. Sống chung ở đây là bằng lòng, đóng góp những gì đang cần. Sống đẹp nuôi dưỡng tinh thần.
Đời sống Tổ sư dạy trong Chơn lý gửi đến các hàng đệ tử, đế nuôi dưỡng cho chúng ta 1 sự an lạc, 1 tịnh độ nhân gian. Nuôi dưỡng cái biết: sống chung tu học, làm chung, để thấy được cái biết thì để sống với nhau. Trong cái hiểu biết, bước lên 1 bước nữa. Trong cái sống đó có tu, đó là sống chung tu học. Nó có cái linh, thực hiện được nối truyền Thích Ca Chánh pháp
Chánh niệm tỉnh thức. Thiền hành: Ý thức bước chân, cảm xúc của chân và mặt đất. Chánh niệm sâu sắc, có tuệ quán đào sâu. 5 pháp đức Phật làm hằng ngày, đó là chánh pháp.
Cần phải chánh niệm sâu sắc thì mới có sự tỉnh giác. Chánh niệm hơi thở, lấy hơi thở làm đề mục. Ý thức toàn thân, để hướng đến ý thức hơi thở, từ thô qua tế, từ vào đến ra, từ sâu đến chậm (nhẹ nhàng), không để cho thô tháo.
Sau lời giảng của HT. Giác Trí, TT. Giác Duyên đến với hội chúng để làm sáng rõ về nghĩa về từ khất sĩ, hàm ý khất sĩ. Thượng tọa cho biết theo kiến thức Phật giáo, Tỳ kheo có nghĩa là: Khất sĩ, phá ma, bố ác. Nhưng HT. Nhất Hạnh cho rằng: “Tỳ kheo là Khất sĩ”. Khất sĩ tương ứng với định về tuệ. Trong định có giới, thực hành có định, giới và tuệ.
Tiêu chí của Khất sĩ là: Nối truyền Thích Ca Chánh pháp, nên tập sống chung tu học, truyền thống, hòa hợp, an vui. Khất sĩ là đem đến sự an lạc, tâm trí sáng suốt ra, truyền thống, hòa hợp, an lạc.
TT. Vườn Tâm