1. Sợ thất bại
Người mạnh mẽ không sợ thất bại, người yếu đuối lại khiếp sợ thất bại. Họ thường có nỗi sợ hãi sâu sắc về sự thất vọng do thất bại gây ra. Nỗi sợ hãi này sẽ khiến họ tưởng tượng ra những điều tiêu cực và có cảm giác thất bại.
Trước khi đưa ra một quyết định, hoặc thử thách một điều gì đó mới, họ sẽ luôn nghĩ đến hậu quả khủng khiếp của sự thất bại, nên chần chừ và ngần ngại tiến về phía trước. Có câu “Thất bại là mẹ của thành công”, càng e sợ thất bại, càng rời xa thành công.
2. Quen phàn nàn, đổ lỗi
Dù làm bất cứ việc gì, hễ gặp vấn đề, họ thường quen với việc bào chữa, tìm lý do, phàn nàn và trách móc. Họ không thể đối mặt với khó khăn và con người thật của mình. Lựa chọn cuối cùng của họ thường là chần chừ và trốn chạy.
Đây rõ ràng là lối tư duy của một người yếu đuối, rất có thể cả đời họ sẽ đều gặp nhiều trắc trở.
3. Thiếu mục tiêu cụ thể
Người mạnh tất yếu sẽ có mục tiêu cho riêng mình. Bởi nếu thiếu mục tiêu sẽ không tìm được phương hướng, ý nghĩa cuộc sống và giá trị của sự tồn tại. Kẻ yếu lại thường thiếu mục tiêu cụ thể trong công việc, cuộc sống, gia đình, của cải, v.v.
Họ không biết rốt cuộc mình muốn gì, không biết mình sống vì điều gì, thiếu động lực và sự tự tin. Họ giống như “nước nổi bèo trôi”, phó mặc cho số phận, trôi dạt đó đây, không biết cuộc đời sẽ đi đâu về đâu.
4. Sợ bị người khác từ chối
Người yếu đuối thường không giỏi từ chối người khác và càng sợ bị người khác từ chối. Những lời từ chối như “không được”, “không thể” sẽ tạo thành những trở ngại sâu sắc trong lòng họ, và hình thành nên tâm lý yếu đuối.
Vậy nên họ không dám nhờ người khác giúp đỡ, sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Điều này cản trở bước tiến thành công của họ, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc trong cuộc sống.
5. Phủ nhận hiện thực
Khi gặp quá nhiều điều không hài lòng, người yếu đuối sẽ có xu hướng phủ nhận hiện thực, phóng đại trở ngại, tìm cớ trốn chạy, trở nên tiêu cực, bi quan. Họ không bao giờ tự suy xét lại bản thân, mà mù quáng đổ lỗi cho hiện thực. Hèn nhát, khiếp sợ và kém cỏi là biểu hiện của lối tư duy yếu đuối.
6. Tiêu cực và bi quan
Một người trở thành kẻ yếu đuối có thể là vì cuộc sống không như ý, thiếu mục tiêu cụ thể, hoặc thiếu tinh thần nỗ lực… Tóm lại, họ có xu hướng bi quan, tiêu cực về tương lai, luôn cảm thấy xấu hổ về bản thân. Họ nghĩ rằng tương lai của họ không thể tốt đẹp hơn, nên chỉ sống tạm bợ qua ngày.
Họ thường có thói quen trút bỏ những bi quan, tiêu cực vô tận sâu trong lòng mình bằng cách hoài nghi, phàn nàn, nghi ngờ, ghen tị, cáu kỉnh… và rơi vào vòng luẩn quẩn đó. Tương lai của những người này đương nhiên sẽ khó lòng khởi sắc.
7. Bỏ cuộc giữa chừng
Thành công thực chất là một quá trình không ngừng khắc phục khó khăn. Thiếu niềm tin và quyết tâm, không thể kiên trì đến cùng, dễ bỏ cuộc giữa chừng tất nhiên là một tâm lý yếu đuối.
Khi gặp thất bại trong công việc, điều đầu tiên mà người yếu đuối nghĩ đến là những tác hại khác nhau mà thất bại đó có thể gây ra, nên nhanh chóng từ bỏ nỗ lực của mình.
Người mạnh mẽ không sợ thất bại, người yếu đuối lại khiếp sợ thất bại. Họ thường có nỗi sợ hãi sâu sắc về sự thất vọng do thất bại gây ra. Nỗi sợ hãi này sẽ khiến họ tưởng tượng ra những điều tiêu cực và có cảm giác thất bại.
Trước khi đưa ra một quyết định, hoặc thử thách một điều gì đó mới, họ sẽ luôn nghĩ đến hậu quả khủng khiếp của sự thất bại, nên chần chừ và ngần ngại tiến về phía trước. Có câu “Thất bại là mẹ của thành công”, càng e sợ thất bại, càng rời xa thành công.
2. Quen phàn nàn, đổ lỗi
Dù làm bất cứ việc gì, hễ gặp vấn đề, họ thường quen với việc bào chữa, tìm lý do, phàn nàn và trách móc. Họ không thể đối mặt với khó khăn và con người thật của mình. Lựa chọn cuối cùng của họ thường là chần chừ và trốn chạy.
Đây rõ ràng là lối tư duy của một người yếu đuối, rất có thể cả đời họ sẽ đều gặp nhiều trắc trở.
3. Thiếu mục tiêu cụ thể
Người mạnh tất yếu sẽ có mục tiêu cho riêng mình. Bởi nếu thiếu mục tiêu sẽ không tìm được phương hướng, ý nghĩa cuộc sống và giá trị của sự tồn tại. Kẻ yếu lại thường thiếu mục tiêu cụ thể trong công việc, cuộc sống, gia đình, của cải, v.v.
Họ không biết rốt cuộc mình muốn gì, không biết mình sống vì điều gì, thiếu động lực và sự tự tin. Họ giống như “nước nổi bèo trôi”, phó mặc cho số phận, trôi dạt đó đây, không biết cuộc đời sẽ đi đâu về đâu.
4. Sợ bị người khác từ chối
Người yếu đuối thường không giỏi từ chối người khác và càng sợ bị người khác từ chối. Những lời từ chối như “không được”, “không thể” sẽ tạo thành những trở ngại sâu sắc trong lòng họ, và hình thành nên tâm lý yếu đuối.
Vậy nên họ không dám nhờ người khác giúp đỡ, sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Điều này cản trở bước tiến thành công của họ, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc trong cuộc sống.
5. Phủ nhận hiện thực
Khi gặp quá nhiều điều không hài lòng, người yếu đuối sẽ có xu hướng phủ nhận hiện thực, phóng đại trở ngại, tìm cớ trốn chạy, trở nên tiêu cực, bi quan. Họ không bao giờ tự suy xét lại bản thân, mà mù quáng đổ lỗi cho hiện thực. Hèn nhát, khiếp sợ và kém cỏi là biểu hiện của lối tư duy yếu đuối.
6. Tiêu cực và bi quan
Một người trở thành kẻ yếu đuối có thể là vì cuộc sống không như ý, thiếu mục tiêu cụ thể, hoặc thiếu tinh thần nỗ lực… Tóm lại, họ có xu hướng bi quan, tiêu cực về tương lai, luôn cảm thấy xấu hổ về bản thân. Họ nghĩ rằng tương lai của họ không thể tốt đẹp hơn, nên chỉ sống tạm bợ qua ngày.
Họ thường có thói quen trút bỏ những bi quan, tiêu cực vô tận sâu trong lòng mình bằng cách hoài nghi, phàn nàn, nghi ngờ, ghen tị, cáu kỉnh… và rơi vào vòng luẩn quẩn đó. Tương lai của những người này đương nhiên sẽ khó lòng khởi sắc.
7. Bỏ cuộc giữa chừng
Thành công thực chất là một quá trình không ngừng khắc phục khó khăn. Thiếu niềm tin và quyết tâm, không thể kiên trì đến cùng, dễ bỏ cuộc giữa chừng tất nhiên là một tâm lý yếu đuối.
Khi gặp thất bại trong công việc, điều đầu tiên mà người yếu đuối nghĩ đến là những tác hại khác nhau mà thất bại đó có thể gây ra, nên nhanh chóng từ bỏ nỗ lực của mình.
Tiểu Phương, Vision Times - TriThuc.VN