Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Duyên khời Kinh Màgandiya (Māgaṇḍiya Sutta): Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru, tại thị trấn của dân chúng Kuru tên là Kammāsadhamma, trên thảm cỏ trong nhà lửa của một Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvaji. Du sĩ Màgandiya thấy tại nhà của Ba-la-môn Bhàradvàji có thảm cỏ dành riêng cho Sa-môn Gotama liền bất bình và chỉ trích Sa-môn Gotama là người đã phá hoại sự sống. Bà-la-môn Bhàradvàji khuyên du sĩ Màgandiya không nên chỉ trích như vậy, vì Sa-môn Gotama được rất nhiều các vị bác học Sát-đê-lợi, Bà-la-môn kính trọng. Du sĩ Màgandiya vẫn khăng khăng chỉ trích Sa-môn Gotama. Thế Tôn biết vậy liền đi đến nhà của Bà-la-môn Bhàradvàj, và cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama và du sĩ Màgandiya bắt đầu.
Chánh kinh:
I. Thế Tôn hỏi Màgandiya có phài vì Sa-môn Gotama khuyên phải phòng hộ 6 căn mà bị Màgandiya chỉ trích là phá hoại sự sống, Màgandiya xác nhận là đúng như vậy.
II. Thế Tôn hỏi một người trước kia đam mê sáu trần khả ái, sau đoạn được ái sống với nội tâm an tịnh, thời Màgandiya có ý kiến gì, Màgandiya trả lời là không có ý kiến gì.
III. Thế Tôn kể lại kinh nghiệm của Ngài, trước thọ hưởng dục lạc thuộc loài người hết sức đầy đủ, sau từ bỏ nhân lạc ấy, hưởng được thiên lạc do tu thiền, và không còn ham thích dục lạc thấp kém xưa kia nữa.
IV. Thế Tôn dùng bốn ví dụ để chứng tỏ thiền lạc thú diệu hơn dục lạc ở loài người; một khi đã hưởng được thiền lạc, thời không còn ưa hưởng thọ nhân lạc nữa; và thật sự nhân lạc không đem lại hạnh phúc.
1. Ví dụ thứ nhất: một gia chủ trước thọ hưởng 5 dục đầy đủ, sau làm các thiện sự được sanh thiên, hưởng thiên lạc thù diệu hơn, không ham muốn trở lại theo nhân lạc nữa.
2. Ví dụ thứ hai: một người bị bịnh cùi, hơ đốt thân mình trên lửa cho đỡ ngứa, khi được chữa lành bịnh, không còn trở lui hơ đốt thân mình như trước nữa. Cũng vậy, một vị đã xuất ly khỏi tham ái các thọ, không còn trở lui thọ hưởng các dục lạc nữa vì đã hưởng được thiền lạc.
3. Ví dụ thứ ba: một người bị bịnh cùi hơ đốt thân trên lửa hừng. Sau được chữa lành bịnh, nếu có ai dùng sức mạnh kéo nó đến hố than hừng, nó sẽ chống cự lại, vì sự xúc chạm với lửa là khổ đau, trước cũng vậy, nay cũng vậy. Nhưng trước vì bị bịnh, nên hơ lửa có cảm tưởng là lạc thọ. Cũng vậy không quá khứ, sự xúc chạm các dục là đau khổ, nhưng vì còn tham ái, nên có cảm tưởng là lạc thọ.
4. Ví dụ thứ tư: một người bị bịnh cùi đang cào rách các vết thương, hơ đốt thân trên lửa đỏ, càng thêm bất tịnh, càng thêm hôi thúi, chỉ có cảm giác gãi ngứa dễ chịu thôi. Cũng vậy, còn bị tham ái chi phối, càng thoả mãn các dục, càng bị 5 dục thiêu đốt, chỉ có cảm giác dễ chịu do 5 dục trưởng dưỡng mà thôi.
V. Thế Tôn nói rằng không thể có một vị vua, hay vị đại thần thọ hưởng các dục, lại có thể đoạn trừ tham ái, nội tâm tịch tịnh. Chỉ có các vị Sa-môn, Bà-la-môn thấy như chơn sự nguy hiểm của các dục mới ly tham, đoạn ái nội tâm an tịnh.
VI. Khi Thế Tôn đọc câu kệ về vô bịnh và Niết-bàn, Màgandiya nói là các tôn sư ẩn sĩ cũng nói như vậy. Thế Tôn trả lời là các ẩn sĩ như người không có mắt, không thấy, không biết vô bịnh Niết-bàn là gì và người du sĩ tin các du sĩ mà nói vậy thôi. Theo lời yêu cầu của Màgandiya, Thế Tôn giảng câu kệ ấy:
1. Màgandiya không thể hiểu được vô bịnh, không thể hiểu được Niết-bàn chỉ vì tin ngoại đạo nên tưởng là hiểu; nhưng ngoại đạo mù loà không thể thấy được hai vấn đề trên. Ví dụ người mù loà, bị người có mắt lừa tấm vải đẹp.
2. Phải có Thánh nhân thấy thân này là bịnh khổ, là cục bướu mới thấy được vô bịnh là tối thắng, Niết-bàn lạc tối thắng.
3. Màgandiya yêu cầu Sa-môn Gotama thuyết pháp. Thế Tôn nói như người mù chữa bịnh mù nhưng không thành công, chỉ làm nhọc lòng vị y sĩ. Cũng vậy, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho Màgandiya, Màgandiya cũng không thấy được, và cũng chỉ làm nhọc mệt Thế Tôn.
4. Thế Tôn nói chỉ khi nào người bị mù được chữa lành bịnh, mới thấy được tấm vải trắng và biết được trước kia mình bị lừa như thế nào. Cũng vậy, chỉ khi nào Thế Tôn thuyết pháp và Màgandiya đoạn trừ được tham dục, chỉ khi ấy Màgandiya mới hiểu mình bị lừa như thế nào.
5. Cuối cùng Thế Tôn dạy cho Màgandiya cách thức để diệt toàn bộ khổ uần: thân cận bậc chơn nhân, nghe diệu pháp, không chấp thủ, được giải thoát.
VII. Màgandiya tán thán Thế Tôn xin xuất gia, sau khi xuất gia chứng quả A-la-hán.
Kết luận:
Và Tôn giả Màgandiya trở thành vị A-la-hán nữa.
Audio chánh kinh:  
Nguồn: youtube Diệu Pháp Âm
Video TK Pháp Tân giảng ngày 5/12/2020:
Nguồn: youtube Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Video giảng trong Thiền và Đời Sống kỳ 236 năm 2016:
Nguồn: youtube Vô Môn Thiền Tự
Video TT. Thích Nhật Từ giảng ngày 9/9/2007:
Nguồn: youtube Đạo Phật Ngày Nay
Video TK Thích Thiện Xuân giảng phần 1:
Video TK Thích Thiện Xuân giảng phần 2:
Nguồn: youtube thầy Thích Thiện Xuân
TT. Vườn Tâm