Các bậc ấy, tuy nếp sống thật giản đơn bình dị, song thiên bẩm tài năng, khí tiết và óc sáng tạo của mỗi người thì tuyệt vời, đa dạng, kỳ diệu, viên dung.
Vị thầy đó là Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liên, vị lãnh đạo tài ba, một bậc thầy ưu việt của Ni giới hệ phái Khất Sĩ, Người đã có một tấm lòng vì đạo vì đời mênh mông bát ngát như biển khơi, công hạnh tuyệt vời, tinh thần bất khuất, trí đức viên dung được thể hiện qua bổn hoài mà người suốt đời tâm niệm:
"Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương"
Được vinh hạnh sát cánh cùng Ni trưởng trong vai thị giả suốt cuộc đời tu học, được tiếp nhận cơm Thiền sữa Pháp từ trí tuệ tuyệt vời của Người, tôi xin phác thảo đôi nét về những công hạnh, tài năng, gương sáng của Người cho sự phát triển Ðạo pháp, cho phong trào giải phóng Phụ nữ, cho lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thân yêu, cho nền hoà bình thế giới để chào mừng Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam.
II. BÁO ÂN ÐỨC PHẬT- HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP
Xuất thân trong một gia Đình Nho giáo, học hết bậc Trung học và nhờ ảnh hƯởng từ cậu ruột là Lê Quý Ðàm - Ðảng viên Đảng Cộng Sản Ðông DƯƠng nên Ni trưởng đã tiếp cận với tý tưởng và gương sáng của những người làm cách mạng đương thời. Trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân xâm chiếm, mặc dù đã là một Phật tử tại gia, vậy mà khi phong trào cách mạng bùng nổ, Ni trưởng đã tham gia giành chính quyền cùng với chị em phụ nữ địa phương, đó là động lực để thôi thúc thanh niên nam nữ hăng hái lên đường vì sự nghiệp giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ni trưởng xuất gia thọ giới ngày mùng 01 tháng 04 năm Ðinh Hợi (1947) tại chùa Linh Bửu, Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, được đức Tổ sư Minh Ðãng Quang thọ ký pháp danh Huỳnh Liên và trở thành “Ðóa sen thiêng” của Ni giới hệ phái Khất sĩ. Cùng xuất gia một lượt với Ni trưởng là Ni sư Bạch Liên, Ni sư Thanh Liên và Sư bà Bửu Liên. Tám năm trường theo bước chân Tổ sư Minh Ðãng Quang du phương thuyết giáo, Ni trưởng đã góp phần không nhỏ trong công hạnh hoằng dương. Với lòng từ vô hạn, bằng tâm hạnh người mẹ, người chị thân thương, Ni trưởng ân cần dạy dỗ Ni chúng về mọi mặt, nào kinh nghiệm tu tập, hành đạo, đối nhân xử thế, tích đức gieo duyên, xương minh diệu pháp cho đến mặt thi phú văn chương. Người cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của cư sĩ Phật tử. Mỗi khi có một thiện nam hay tín nữ thọ pháp, Người thường cho một bài kệ Pháp danh nói lên ý nghĩa của sự thọ pháp và khích lệ sách tấn họ tinh tiến tu hành. Năm 1954, đức Tổ sư thọ nạn và vắng bóng, Hệ phái Khất sĩ như con thuyền không lái, loay hoay bập bềnh giữa sóng cả biển to, nhưng bằng kiên trì dũng mãnh, bằng tuệ giác soi đường, Ni trưởng đã khéo lèo lái thuyền Giáo đoàn Ni giới song song với con thuyền Giáo hội Tăng già Khất sĩ truyền thừa Phật pháp rộng sâu trong quần chúng nhân dân. Năm 1987, hội chúng xuất gia Ni giới càng lúc càng đông lên đến cả ngàn, thiện nam tín nữ đến hàng vạn người về nương tựa tinh cần tu tiến. Từ Cam Lộ đến Cà Mau đã có 144 ngôi Tịnh xá, Trung ương hệ phái đặt tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Ðây chính là sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Ni ttưởng, cũng chính là hiếu đạo của Ni trưởng báo đền Phật Tổ thâm ân. Với cương vị lãnh đạo Ni giới hệ phái Khất sĩ, Người luôn luôn nhận thức được sứ mạng cùng trọng trách của mình trước sự nghiệp phát triển và hoằng dương chánh pháp nên Người kiên quyết giữ vững lập trường, mặc dù gặp rất nhiều trở ngại. Người khẳng quyết “Tu có học mới rạng ngời chánh pháp, học có tu mới lợi Ðạo ích Ðời”, với chủ trương cho Ni chúng học thêm văn hoá, sinh ngữ, cổ ngữ và học rộng Phật pháp, vừa được hấp thụ thêm những tinh hoa mới của thời đại, vừa được thấm nhuần trong biển Pháp của Như Lai. Người chủ động nhiệt tâm đóng góp tài vật, cổ động chư Ni và tín đồ ủng hộ thường xuyên cho việc thành lập trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích, sách tấn chư Ni học siêng, tu giỏi, tốp theo thế học chuyên ngành, tốp học lên Cao Cấp, Cao Ðẳng, học Phật Pháp tinh chuyên, tốp học Kinh bộ, văn phạm và dịch Kinh Pali để đền ơn Thầy Tổ, để rạng rỡ tông môn, để chánh pháp lưu tồn, để tiếp cận kim ngôn Ðức Phật. Có nhiều Ni trẻ được Người giúp cho xuất ngoại du học. Ni trưởng thường nhắc nhở: “Mỗi người học chữ phải trau giồi đạo đức, lấy sự tu chứng làm chính chớ không phải chỉ học suông. Mỗi người phải biết nhận thức công ơn tín thí, công ơn Thầy Tổ cao dày, lấy đó làm rường cột, kim chỉ nam cho sự tu học và hành đạo”. Ðồng thời, đối với những Ni cô có năng khiếu về thi phú văn chương thì Ni trưởng khuyến khích phát triển tài năng và khen thưởng bằng nhiều hình thức. Ni trưởng thường bộc lộ niềm vui bằng ánh mắt rạng ngời, bằng nụ cười an lạc, với câu nói ươm đầy kỳ vọng rất dễ thương: “Các cô ơi! Tôi sung sướng lắm, tương lai tôi sẽ có một trăm cô Ðại học, hiện giờ tôi đang chuẩn bị lo cho các Ni cô, tốp vào Cao cấp Phật học, tốp đang chuẩn bị vào, tốp đang học lớp 12 và những lớp kế tiếp.v..v...”. Có thể nói đây là thời kỳ trăm hoa đua nở và vườn hoa đạo pháp được ươm mầm khắp đất nước thân yêu. Cuối Niên khóa 1970-1971, tại Ðại học Vạn Hạnh Sài Gòn, Ni giới Khất sĩ đã có được một Sư cô (Thích nữ Tố Liên) tốt nghiệp Cử nhân Phật học và Triết học Ðông phương, rồi học tiếp lên Cao học Triết, Cao học Văn thì đến ngày giải phóng. Ðó là phát pháo đầu xuân châm ngòi cho Tăng Ni hệ phái bắt đầu suy nghĩ thêm để có ý niệm về tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài kế vãng khai lai. Ước mơ thành sự thật, năm 2009, Ni giới Hệ Phái đã có 20 Sư cô đỗ Tiến sĩ từ nước ngoài về; 03 Sư cô đỗ Thạc sĩ, 100 Sư cô dã tốt nghiệp Cao cấp Phật học từ khoá I-VI, 30 Sư cô đã tốt nghiệp khoá Giảng sư Cao-Trung cấp do Ban Hoằng Pháp Trung ương đào tạo và 56 Sư cô đã tốt nghiệp Cao đẳng Phật Học. Tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương hiện nay có 130 học Ni đang theo học các trường Phật học cũng như các lớp ngoại khóa. Ðó là thành quả vẻ vang của Ni giới hệ phái. Ni trưởng vốn là người nhìn xa trông rộng, luôn ý thức, phổ biến, truyền đạt kiến văn của mình đến mọi người như chư vị Tổ Sư tiền bối, Người luôn luôn thể hiện hạnh từ bi, lòng nhân hậu, tình doàn kết thương yêu Ni chúng, xác định đúng trách nhiệm của mình đối với Ni giới thân thương. Do vậy, Ni trưởng đã có công không nhỏ trong hạnh nguyện hoằng dương, trong tiến trình phát triển hệ phái, cũng như tiến trình phát triển của đại gia đình Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoà thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ghi nhận những cảm niệm sâu sắc của Ngài đối với bậc chân tu như sau: Ni trưởng Huỳnh Liên là một con người sáng tạo đã mở đường tu học mới cho Ni giới Hệ phái, dám thay đổi hướng tu, chủ trương cho Ni chúng học và sản xuất để có đời sống kinh tế tự túc, đào tạo và xây dựng người thừa kế có trình độ tri thức, có khả năng đảm đang Phật sự. Qua cuộc sống tu hành của Ni trưởng, chúng ta rút ra được bài học hành đạo, lợi ích cuộc đời mà không câu nệ giáo pháp. Thật đáng trân trọng. Ðó là tấm gương sáng cho Ni giới Khất sĩ nói riêng và những người tu hành nói chung. Ðồng thời, Hòa thượng Thích Ðức Chơn, trụ trì Quảng Hương Già Lam đã nhận định về tài đức Ni trưởng như “Báu chất đầy non chẳng sánh bằng”.
III. ÐẠO NGHIỆP PHÁP BẢO THƠ VĂN CỦA NI TRƯỞNG
Vốn là một thiên tài về văn chương thi phú, nên đạo nghiệp pháp bảo thơ văn của Ni trưởng cũng vô cùng đa dạng. Ni trưởng đã nổi bật với hạnh nguyện hoằng dương chánh Pháp qua chủ trương Việt hoá. Người đã biên soạn, phiên dịch và diễn các kinh tạng chữ Hán và Pali ra chữ Quốc ngữ để Ni chúng và Phật tử dễ học, dễ lãnh hội ý nghĩa súc tích, dễ nhớ, dễ đọc tụng và phổ biến sâu rộng như kinh A Di Ðà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Báo Hiếu, Bát Nhã Tâm Kinh ... Kệ Trích Lục, Kệ Chơn Lý. Ni trưởng có đến 2.000 bài thơ và cả ngàn bản văn xuôi để giáo hoá môn sinh, đem đạo vào đời, giúp đời thấm đạo. Ni trưởng là nhà thơ có tâm hồn cao đẹp, tình yêu nước dạt dào, tình yêu đạo mênh mông. Vì vậy, nhà thơ Trụ Vũ đã cung kính tặng Người hai câu đối lúc Người thảnh thơi về xứ Phật: Khất sĩ chơn truyền, lấy nghĩa non sông làm nghĩa đạo; Huỳnh Liên viên mãn, cùng hương trời đất toả hương thơ.
IV. QUÁ TRÌNH HOẠT ÐỘNG YÊU NƯỚC, THAM GIA ÐẤU TRANH ÐÒI HOÀ BÌNH, ÐỘC LẬP, TỰ DO CHO ÐẤT NƯỚC
Từ nĂm 1960-1975, miền Nam bước vào thời kỳ đấu tranh quyết liệt để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.. Noi gương hạnh dức Bồ tát Phổ Hiền, nối chí các Thiền sư Vạn Hạnh và Khuông Việt, Ni trưởng Huỳnh Liên-vị chân tu giàu lòng yêu nước, kiên định lập trường, chủ trương đem đạo vào đời, nhập trần bất nhiễm. Trước cảnh chết chóc của nhân sanh, bom đạn rền trời, thây người chồng chất, gia đình tan tác, nhà cháy ruộng hoang, xã hội ngày càng xuống dốc. Trước nỗi đau chung của dân tộc, Ni trưởng kiên cường đứng hẳn về phía nhân dân, lãnh đạo hàng Ni giới Khất sĩ và Phật tử đấu tranh quyết liệt. Cao điểm là năm 1963, tại Gia Ðịnh-Sài Gòn, Ni giới Khất sĩ đã cùng với Phật giáo Thành phố và nhân dân đấu tranh chống Mỹ-Diệm, đòi tự do tín ngưỡng, đòi quyền dân sinh, dân chủ của dân tộc, đòi cơm áo, hòa bình, đòi công bằng xã hội... Từ năm 1970-1975, Ni trưởng là Cố vấn trong phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, Ủy viên Mặt trận Nhân dân cứu đói. Ni giới Khất sĩ trở thành một trong những lực lượng chủ lực của phong trào nhân dân trong cuộc đối ðầu trực diện với kẻ thù. Biểu tình “xa luân chiến”, tuyệt thực trước Dinh Ðộc Lập nhiều tuần lễ ... đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên, đồng thời nước ta rất tự hào về “Ðội quân đầu tròn” do Ni trưởng lãnh ðạo. Sau đó, Ni trưởng tiếp tục những cuộc đấu tranh gian khổ, cùng phong trào quần chúng, đấu tranh không súng, không gươm, chỉ bằng đuốc trí tuệ, tính kiên trung, không ngại dầu sôi lửa bỏng, tích cực hy sinh cho nền dộc lập tự do của đất nước và chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1973-1975 là giai đoạn gay go nhất cho Ni trưởng: lớp bị địch bao vây, cô lập, hăm dọa, len lỏi vào nội bộ, làm lung lạc chư Ni... Ni trưởng phải vận dụng mọi nỗ lực, óc sáng tạo của mình để lèo lái, vượt qua thử thách khó khăn. Nhờ đức bi trí dũng, Ni trưởng tự tại, thong dong, an nhiên hành hạnh Bồ tát cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Riêng Tịnh xá Ngọc Phương, nơi trụ xứ của Ni trưởng cũng lâm vào cảnh khổ nạn do sự giám sát của cảnh sát nổi chìm và kẽm gai phong toả suốt ngày đêm, từ đầu tháng 08-1970 đến 12g trưa ngày 29-04-1975 mới dược buông tha.
V. THÀNH QUẢ SAU GIẢI PHÓNG VÀ NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI ÐỜI
Hoà bình lặp lại, đất nước được độc lập, thống nhất. Mọi ngýời dân phấn khởi, yên tâm làm ăn. Ni giới Hệ phái Khất sĩ tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình trong sự nghiệp chung, nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống gắn liền đạo pháp với dân tộc trong nhiệm vụ phụng đạo đẹp đời. Ở những cương vị xã hội mới, Ðại biểu Quốc hội khoá VI; nhiều nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc Thành phố, Ủy viên UBTWMT TQ Việt Nam, Ủy viên TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, PhóChủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới tại Tp. HCM, Ni trưởng đã lãnh đạo Ni giới Hệ phái Khất sĩ từng bước phát triển theo đúng đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới. Ðặc biệt Ni trưởng đã tích cực tham gia công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 bằng tất cả tâm huyết của một nữ tu chân chính luôn lấy nghĩa non sông làm nghĩa đạo. Những năm cuối của báo thân, sức khoẻ kém dần, Ni trưởng vẫn bền hạnh nguyện kiên trì giáo dưỡng, vàng gieo ngọc ném, viên giáo khai thông, trụ chân tâm nhiếp hoá sanh quần, giới đức ngát hương, thiền na tỏ rạng. Những ngày tháng cuối đời, Ni trưởng vẫn tươi tỉnh nhẹ nhàng gom tiền thuốc cho mua một ti vi màu tốt nhất tặng bệnh viện 175. Ni trưởng viên tịch lúc 16.30 phút ngày 19 tháng 03 nãm Ðinh Mão (1987) tại Tịnh xá Ngọc Phương thân yêu. Người đã dứt khoát với cuộc thế vô thường, nhẹ bước nhàn du cao đãng Phật quốc, hưởng 65 tuổi thọ, hạ lạp trải 41 mùa mưa, để lại trong lòng hàng môn đồ đệ tử và thân hữu gần xa biết bao niềm kính thương, luyến tiếc.
VI. KẾT LUẬN
Công hạnh, trí đức viên dung, gương sáng tuyệt vời, suốt bốn mươi năm tròn giúp đời phụng đạo, kiến tạo hoà bình, Ni trưởng đã hiên ngang đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những bước đi trầm hùng dạt dào đức từ bi hỷ xả đã đậm nét trong tâm tôi và sống mãi trong lòng mọi người, trong phong trào Giải phóng Phụ nữ, trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, trong ký ức của Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhân dân đất Việt./.
Vị thầy đó là Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liên, vị lãnh đạo tài ba, một bậc thầy ưu việt của Ni giới hệ phái Khất Sĩ, Người đã có một tấm lòng vì đạo vì đời mênh mông bát ngát như biển khơi, công hạnh tuyệt vời, tinh thần bất khuất, trí đức viên dung được thể hiện qua bổn hoài mà người suốt đời tâm niệm:
"Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương"
Được vinh hạnh sát cánh cùng Ni trưởng trong vai thị giả suốt cuộc đời tu học, được tiếp nhận cơm Thiền sữa Pháp từ trí tuệ tuyệt vời của Người, tôi xin phác thảo đôi nét về những công hạnh, tài năng, gương sáng của Người cho sự phát triển Ðạo pháp, cho phong trào giải phóng Phụ nữ, cho lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thân yêu, cho nền hoà bình thế giới để chào mừng Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam.
II. BÁO ÂN ÐỨC PHẬT- HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP
Xuất thân trong một gia Đình Nho giáo, học hết bậc Trung học và nhờ ảnh hƯởng từ cậu ruột là Lê Quý Ðàm - Ðảng viên Đảng Cộng Sản Ðông DƯƠng nên Ni trưởng đã tiếp cận với tý tưởng và gương sáng của những người làm cách mạng đương thời. Trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân xâm chiếm, mặc dù đã là một Phật tử tại gia, vậy mà khi phong trào cách mạng bùng nổ, Ni trưởng đã tham gia giành chính quyền cùng với chị em phụ nữ địa phương, đó là động lực để thôi thúc thanh niên nam nữ hăng hái lên đường vì sự nghiệp giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ni trưởng xuất gia thọ giới ngày mùng 01 tháng 04 năm Ðinh Hợi (1947) tại chùa Linh Bửu, Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, được đức Tổ sư Minh Ðãng Quang thọ ký pháp danh Huỳnh Liên và trở thành “Ðóa sen thiêng” của Ni giới hệ phái Khất sĩ. Cùng xuất gia một lượt với Ni trưởng là Ni sư Bạch Liên, Ni sư Thanh Liên và Sư bà Bửu Liên. Tám năm trường theo bước chân Tổ sư Minh Ðãng Quang du phương thuyết giáo, Ni trưởng đã góp phần không nhỏ trong công hạnh hoằng dương. Với lòng từ vô hạn, bằng tâm hạnh người mẹ, người chị thân thương, Ni trưởng ân cần dạy dỗ Ni chúng về mọi mặt, nào kinh nghiệm tu tập, hành đạo, đối nhân xử thế, tích đức gieo duyên, xương minh diệu pháp cho đến mặt thi phú văn chương. Người cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của cư sĩ Phật tử. Mỗi khi có một thiện nam hay tín nữ thọ pháp, Người thường cho một bài kệ Pháp danh nói lên ý nghĩa của sự thọ pháp và khích lệ sách tấn họ tinh tiến tu hành. Năm 1954, đức Tổ sư thọ nạn và vắng bóng, Hệ phái Khất sĩ như con thuyền không lái, loay hoay bập bềnh giữa sóng cả biển to, nhưng bằng kiên trì dũng mãnh, bằng tuệ giác soi đường, Ni trưởng đã khéo lèo lái thuyền Giáo đoàn Ni giới song song với con thuyền Giáo hội Tăng già Khất sĩ truyền thừa Phật pháp rộng sâu trong quần chúng nhân dân. Năm 1987, hội chúng xuất gia Ni giới càng lúc càng đông lên đến cả ngàn, thiện nam tín nữ đến hàng vạn người về nương tựa tinh cần tu tiến. Từ Cam Lộ đến Cà Mau đã có 144 ngôi Tịnh xá, Trung ương hệ phái đặt tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Ðây chính là sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Ni ttưởng, cũng chính là hiếu đạo của Ni trưởng báo đền Phật Tổ thâm ân. Với cương vị lãnh đạo Ni giới hệ phái Khất sĩ, Người luôn luôn nhận thức được sứ mạng cùng trọng trách của mình trước sự nghiệp phát triển và hoằng dương chánh pháp nên Người kiên quyết giữ vững lập trường, mặc dù gặp rất nhiều trở ngại. Người khẳng quyết “Tu có học mới rạng ngời chánh pháp, học có tu mới lợi Ðạo ích Ðời”, với chủ trương cho Ni chúng học thêm văn hoá, sinh ngữ, cổ ngữ và học rộng Phật pháp, vừa được hấp thụ thêm những tinh hoa mới của thời đại, vừa được thấm nhuần trong biển Pháp của Như Lai. Người chủ động nhiệt tâm đóng góp tài vật, cổ động chư Ni và tín đồ ủng hộ thường xuyên cho việc thành lập trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích, sách tấn chư Ni học siêng, tu giỏi, tốp theo thế học chuyên ngành, tốp học lên Cao Cấp, Cao Ðẳng, học Phật Pháp tinh chuyên, tốp học Kinh bộ, văn phạm và dịch Kinh Pali để đền ơn Thầy Tổ, để rạng rỡ tông môn, để chánh pháp lưu tồn, để tiếp cận kim ngôn Ðức Phật. Có nhiều Ni trẻ được Người giúp cho xuất ngoại du học. Ni trưởng thường nhắc nhở: “Mỗi người học chữ phải trau giồi đạo đức, lấy sự tu chứng làm chính chớ không phải chỉ học suông. Mỗi người phải biết nhận thức công ơn tín thí, công ơn Thầy Tổ cao dày, lấy đó làm rường cột, kim chỉ nam cho sự tu học và hành đạo”. Ðồng thời, đối với những Ni cô có năng khiếu về thi phú văn chương thì Ni trưởng khuyến khích phát triển tài năng và khen thưởng bằng nhiều hình thức. Ni trưởng thường bộc lộ niềm vui bằng ánh mắt rạng ngời, bằng nụ cười an lạc, với câu nói ươm đầy kỳ vọng rất dễ thương: “Các cô ơi! Tôi sung sướng lắm, tương lai tôi sẽ có một trăm cô Ðại học, hiện giờ tôi đang chuẩn bị lo cho các Ni cô, tốp vào Cao cấp Phật học, tốp đang chuẩn bị vào, tốp đang học lớp 12 và những lớp kế tiếp.v..v...”. Có thể nói đây là thời kỳ trăm hoa đua nở và vườn hoa đạo pháp được ươm mầm khắp đất nước thân yêu. Cuối Niên khóa 1970-1971, tại Ðại học Vạn Hạnh Sài Gòn, Ni giới Khất sĩ đã có được một Sư cô (Thích nữ Tố Liên) tốt nghiệp Cử nhân Phật học và Triết học Ðông phương, rồi học tiếp lên Cao học Triết, Cao học Văn thì đến ngày giải phóng. Ðó là phát pháo đầu xuân châm ngòi cho Tăng Ni hệ phái bắt đầu suy nghĩ thêm để có ý niệm về tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài kế vãng khai lai. Ước mơ thành sự thật, năm 2009, Ni giới Hệ Phái đã có 20 Sư cô đỗ Tiến sĩ từ nước ngoài về; 03 Sư cô đỗ Thạc sĩ, 100 Sư cô dã tốt nghiệp Cao cấp Phật học từ khoá I-VI, 30 Sư cô đã tốt nghiệp khoá Giảng sư Cao-Trung cấp do Ban Hoằng Pháp Trung ương đào tạo và 56 Sư cô đã tốt nghiệp Cao đẳng Phật Học. Tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương hiện nay có 130 học Ni đang theo học các trường Phật học cũng như các lớp ngoại khóa. Ðó là thành quả vẻ vang của Ni giới hệ phái. Ni trưởng vốn là người nhìn xa trông rộng, luôn ý thức, phổ biến, truyền đạt kiến văn của mình đến mọi người như chư vị Tổ Sư tiền bối, Người luôn luôn thể hiện hạnh từ bi, lòng nhân hậu, tình doàn kết thương yêu Ni chúng, xác định đúng trách nhiệm của mình đối với Ni giới thân thương. Do vậy, Ni trưởng đã có công không nhỏ trong hạnh nguyện hoằng dương, trong tiến trình phát triển hệ phái, cũng như tiến trình phát triển của đại gia đình Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoà thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ghi nhận những cảm niệm sâu sắc của Ngài đối với bậc chân tu như sau: Ni trưởng Huỳnh Liên là một con người sáng tạo đã mở đường tu học mới cho Ni giới Hệ phái, dám thay đổi hướng tu, chủ trương cho Ni chúng học và sản xuất để có đời sống kinh tế tự túc, đào tạo và xây dựng người thừa kế có trình độ tri thức, có khả năng đảm đang Phật sự. Qua cuộc sống tu hành của Ni trưởng, chúng ta rút ra được bài học hành đạo, lợi ích cuộc đời mà không câu nệ giáo pháp. Thật đáng trân trọng. Ðó là tấm gương sáng cho Ni giới Khất sĩ nói riêng và những người tu hành nói chung. Ðồng thời, Hòa thượng Thích Ðức Chơn, trụ trì Quảng Hương Già Lam đã nhận định về tài đức Ni trưởng như “Báu chất đầy non chẳng sánh bằng”.
III. ÐẠO NGHIỆP PHÁP BẢO THƠ VĂN CỦA NI TRƯỞNG
Vốn là một thiên tài về văn chương thi phú, nên đạo nghiệp pháp bảo thơ văn của Ni trưởng cũng vô cùng đa dạng. Ni trưởng đã nổi bật với hạnh nguyện hoằng dương chánh Pháp qua chủ trương Việt hoá. Người đã biên soạn, phiên dịch và diễn các kinh tạng chữ Hán và Pali ra chữ Quốc ngữ để Ni chúng và Phật tử dễ học, dễ lãnh hội ý nghĩa súc tích, dễ nhớ, dễ đọc tụng và phổ biến sâu rộng như kinh A Di Ðà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Báo Hiếu, Bát Nhã Tâm Kinh ... Kệ Trích Lục, Kệ Chơn Lý. Ni trưởng có đến 2.000 bài thơ và cả ngàn bản văn xuôi để giáo hoá môn sinh, đem đạo vào đời, giúp đời thấm đạo. Ni trưởng là nhà thơ có tâm hồn cao đẹp, tình yêu nước dạt dào, tình yêu đạo mênh mông. Vì vậy, nhà thơ Trụ Vũ đã cung kính tặng Người hai câu đối lúc Người thảnh thơi về xứ Phật: Khất sĩ chơn truyền, lấy nghĩa non sông làm nghĩa đạo; Huỳnh Liên viên mãn, cùng hương trời đất toả hương thơ.
IV. QUÁ TRÌNH HOẠT ÐỘNG YÊU NƯỚC, THAM GIA ÐẤU TRANH ÐÒI HOÀ BÌNH, ÐỘC LẬP, TỰ DO CHO ÐẤT NƯỚC
Từ nĂm 1960-1975, miền Nam bước vào thời kỳ đấu tranh quyết liệt để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.. Noi gương hạnh dức Bồ tát Phổ Hiền, nối chí các Thiền sư Vạn Hạnh và Khuông Việt, Ni trưởng Huỳnh Liên-vị chân tu giàu lòng yêu nước, kiên định lập trường, chủ trương đem đạo vào đời, nhập trần bất nhiễm. Trước cảnh chết chóc của nhân sanh, bom đạn rền trời, thây người chồng chất, gia đình tan tác, nhà cháy ruộng hoang, xã hội ngày càng xuống dốc. Trước nỗi đau chung của dân tộc, Ni trưởng kiên cường đứng hẳn về phía nhân dân, lãnh đạo hàng Ni giới Khất sĩ và Phật tử đấu tranh quyết liệt. Cao điểm là năm 1963, tại Gia Ðịnh-Sài Gòn, Ni giới Khất sĩ đã cùng với Phật giáo Thành phố và nhân dân đấu tranh chống Mỹ-Diệm, đòi tự do tín ngưỡng, đòi quyền dân sinh, dân chủ của dân tộc, đòi cơm áo, hòa bình, đòi công bằng xã hội... Từ năm 1970-1975, Ni trưởng là Cố vấn trong phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, Ủy viên Mặt trận Nhân dân cứu đói. Ni giới Khất sĩ trở thành một trong những lực lượng chủ lực của phong trào nhân dân trong cuộc đối ðầu trực diện với kẻ thù. Biểu tình “xa luân chiến”, tuyệt thực trước Dinh Ðộc Lập nhiều tuần lễ ... đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên, đồng thời nước ta rất tự hào về “Ðội quân đầu tròn” do Ni trưởng lãnh ðạo. Sau đó, Ni trưởng tiếp tục những cuộc đấu tranh gian khổ, cùng phong trào quần chúng, đấu tranh không súng, không gươm, chỉ bằng đuốc trí tuệ, tính kiên trung, không ngại dầu sôi lửa bỏng, tích cực hy sinh cho nền dộc lập tự do của đất nước và chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1973-1975 là giai đoạn gay go nhất cho Ni trưởng: lớp bị địch bao vây, cô lập, hăm dọa, len lỏi vào nội bộ, làm lung lạc chư Ni... Ni trưởng phải vận dụng mọi nỗ lực, óc sáng tạo của mình để lèo lái, vượt qua thử thách khó khăn. Nhờ đức bi trí dũng, Ni trưởng tự tại, thong dong, an nhiên hành hạnh Bồ tát cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Riêng Tịnh xá Ngọc Phương, nơi trụ xứ của Ni trưởng cũng lâm vào cảnh khổ nạn do sự giám sát của cảnh sát nổi chìm và kẽm gai phong toả suốt ngày đêm, từ đầu tháng 08-1970 đến 12g trưa ngày 29-04-1975 mới dược buông tha.
V. THÀNH QUẢ SAU GIẢI PHÓNG VÀ NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI ÐỜI
Hoà bình lặp lại, đất nước được độc lập, thống nhất. Mọi ngýời dân phấn khởi, yên tâm làm ăn. Ni giới Hệ phái Khất sĩ tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình trong sự nghiệp chung, nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống gắn liền đạo pháp với dân tộc trong nhiệm vụ phụng đạo đẹp đời. Ở những cương vị xã hội mới, Ðại biểu Quốc hội khoá VI; nhiều nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc Thành phố, Ủy viên UBTWMT TQ Việt Nam, Ủy viên TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, PhóChủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới tại Tp. HCM, Ni trưởng đã lãnh đạo Ni giới Hệ phái Khất sĩ từng bước phát triển theo đúng đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới. Ðặc biệt Ni trưởng đã tích cực tham gia công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 bằng tất cả tâm huyết của một nữ tu chân chính luôn lấy nghĩa non sông làm nghĩa đạo. Những năm cuối của báo thân, sức khoẻ kém dần, Ni trưởng vẫn bền hạnh nguyện kiên trì giáo dưỡng, vàng gieo ngọc ném, viên giáo khai thông, trụ chân tâm nhiếp hoá sanh quần, giới đức ngát hương, thiền na tỏ rạng. Những ngày tháng cuối đời, Ni trưởng vẫn tươi tỉnh nhẹ nhàng gom tiền thuốc cho mua một ti vi màu tốt nhất tặng bệnh viện 175. Ni trưởng viên tịch lúc 16.30 phút ngày 19 tháng 03 nãm Ðinh Mão (1987) tại Tịnh xá Ngọc Phương thân yêu. Người đã dứt khoát với cuộc thế vô thường, nhẹ bước nhàn du cao đãng Phật quốc, hưởng 65 tuổi thọ, hạ lạp trải 41 mùa mưa, để lại trong lòng hàng môn đồ đệ tử và thân hữu gần xa biết bao niềm kính thương, luyến tiếc.
VI. KẾT LUẬN
Công hạnh, trí đức viên dung, gương sáng tuyệt vời, suốt bốn mươi năm tròn giúp đời phụng đạo, kiến tạo hoà bình, Ni trưởng đã hiên ngang đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những bước đi trầm hùng dạt dào đức từ bi hỷ xả đã đậm nét trong tâm tôi và sống mãi trong lòng mọi người, trong phong trào Giải phóng Phụ nữ, trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, trong ký ức của Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhân dân đất Việt./.
Ni trưởng Thích Nữ Tố Liên (Theo: phatgiaovnn.com)