Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Để có nơi trang nghiêm thờ phụng, thiện tín có nơi tu học, chiêm bái. Mặc dù đời sống kinh tế bấy giờ còn nghèo lắm, nhưng Phật pháp dường như đã gắn bó vào tư tưởng và đời sống sinh hoạt của họ rồi.
Song để vượt qua mọi sự khó khăn gian khổ, đến ngày Rằm tháng giêng năm Nhâm dần (1962), ban hộ Pháp mời Thiện Tín họp bàn và vận động xây cất tịnh xá, thiện tín nhất trí phát tâm. Ngày mùng 1 tháng 2, chúng tôi bạch lên Đức thầy và Giáo hội chứng minh. Đơn xin các cấp chính quyền không chấp thuận, hứa hẹn và tìm mọi cách không cho xây dựng Tịnh xá, vì lúc này là thời kỳ pháp nạn của Phật giáo, “nạn kỳ thị tôn giáo” lớn mạnh. Chính quyền không cho nhưng thiện tín vẫn tiến hành xây dụng. Họ đến thì mình không xây nữa, họ đi thì mình làm tiếp tục. Cứ thế, từ tháng 2 đến tháng 5 năm Nhăm Dần (1962) cũng xây xong tịnh xá.

Từ ngày cung thỉnh Giáo đoàn về quê hương thuyết pháp đến ngày thiết lập Tịnh Xá trọn 3 năm. Giáo hội khất sĩ giáo đoàn III lúc này khoảng trên 20 vị tăng, đức thầy vừa là Thầy của Chư Tăng, vừa là Trưởng Giáo đoàn III, uy đức thầy rất lớn, nhiếp phục tất cả các hàng Tăng Sư và Thiện Tín. Mọi người tìm thấy nơi Ngài một bậc đạo sư vĩ đại.

Tịnh Xá lúc này xây dựng cột kèo sườn gỗ, mái lợp tole thiếc, chung quanh tường ghép ván cao 1,2m, 4 mặt trống. Khi có Lễ hội lớn lấy khung ván và cửa ra. Tịnh xá 7  mặt trống, mặt hậu thờ Di ảnh Tổ sư Minh Đăng Quang.

Lễ an vị Phật được Đức Thầy chứng minh và cho pháp hiệu là: TỊNH XÁ NGỌC HÒA. Lúc này Giáo hội 6 tháng thay Tăng một lần. Tức là 2 kỳ sau Lễ Vu Lan Bồn và Lễ Tổ Minh Đăng Quang ngày mùng 1 tháng 2 hằng năm.

Quý Sư hồi ấy cho đến ngày nay không còn mấy vị, có một số ít sư còn tu hành những không ở trong hệ phái Giáo đoàn, tự cất am-cốc, tịnh thất để tu, nên ít khi gặp được, thật đáng buồn 

Lễ khánh thành tịnh xá lên ngôi

Qua 2 năm thiết lập đạo tràng tịnh xá, Lễ an-vị Phật. Nạn kỳ thị tôn giáo gay gắt đến độ xảy ra chiến tranh tôn giáo. Năm 1963, thay chủ nền đệ nhị Cộng hòa được ổn định nhưng vẫn còn âm ỉ. Địa phương này xa thành thị, nên nạn dị giáo không mạnh nên nạn kỳ thị không lớn mạnh.

Ngày rằm tháng giêng năm Giáp Thìn (1964), Thiện Tín phát tâm làm lễ khánh thành. Vì có Lễ lớn nên Giáo hội, tăng ni mới về thuyết pháp, giảng kinh.

Ngày mùng 01 tháng 2, sư trụ xứ và Phật tử, cung bạch Đức Thầy và Giáo hội chứng minh cho tịnh xá Ngọc Hòa, được làm lễ Đại lễ Khánh thành vào ngày 14 tháng 5 năm Giáp Thìn (1964).

Năm này 3 thôn trở thành một xã, xã Phước Lý còn thuộc huyện Tuy Phước, nên giấy tờ các cấp chính quyền chấp thuận dễ dàng. Hai tháng trước ngày làm lễ, thiện tín lo dọn dẹp vườn tược,  cất nhà tạm cho Tăng, Ni. Họp đồng tàu xe để rước 60 thượng toa,ï đại đức tăng ni và Phật tử các miền tịnh xá về chứng minh tham dự lễ. 4 giờ chiều ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thìn, rước chư tôn đức tăng ni và Thiện Tín các nơi về đến nơi. Đến 7 giờ sáng ngày 14 là khai mạc Đại Lễ, đọc diễn văn khai mạc, cắt băng chứng minh Lễ Khánh Thành, đọc kinh cầu nguyện cúng dâng Tịnh xá, Đức Thầy ban Đạo từ chứng minh. Ngày Rằm cúng ngọ trai tăng cầu nguyện quốc thới dân an chúng sah an lạc. Ngày 16 tháng 5, Đức thầy và Giáo đoàn từ giã, thiện tín lưu luyến khôn ngui. Những ngày tổ chức lễ ở tịnh xá xóm lang vui nhhư ngày hội. Bây giờ nnhớ lại người viết vẫn con cảm thấy lân lân. Phật pháp thật nhiệm mầu.  

(còn tiếp)

 
Thiện Quang (Theo phattuvietnam.net)