1. Suy nghĩ trước khi nói
Đây không phải là một điều quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tôi chắc chắn rằng khi còn nhỏ chúng ta đã được bố mẹ dạy cho điều này. Đôi khi bạn biết nên làm gì nhưng thật khó để làm được điều đó. Một nguyên tắc muôn thuở của giao tiếp đó là ‘không thể rút lại những lời đã nói’. Đó là điều chắc chắn, không tin ư, bạn có thể thử. Tuy nhiên để người khác tin những điều bạn đang nói lại là một chuyện khác. Vậy nên khi định nói về điều gì đó, hãy chắc rằng bạn có thể tự tin nói điều đó trước nhiều người khác nữa. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ không phải cảm thấy hối tiếc về sau.
2. Nhận thức được rằng không phải lúc nào cũng là ‘đúng thời điểm’
‘Khi tôi được làm một công việc tốt hơn’ hay ‘khi tôi tốt nghiệp’ hay ‘khi lũ trẻ lớn lên’. Hàng tỷ người nói những câu nói quen thuộc này hàng ngày. Nhưng bạn lại luôn biết rằng tại sao nó lại không ‘đúng thời điểm’ bởi vì đó không phải là hiện tại. Vậy nên hãy bắt đầu hành động ngay bây giờ. Hãy dũng cảm đi bước đầu tiên để đạt được thành công. Chờ đợi chỉ làm bạn già đi chứ không thông thái hơn.
3. Cân bằng giữa lợi ích cá nhân và tập thể
Trong các mối quan hệ, cần phải có sự cần bằng giữa cái ‘tôi’ và ‘người khác’. Nó giống như là một trục vô hạn. Một đầu là những người ích kỷ, còn một đầu khác lại là những người vị tha. Và đa số chúng ta đứng đâu đó ở giữa. Bạn nên quan tâm đến những gì bản thân mình muốn, nhưng đồng thời bạn cũng nên quan tâm đến những gì người khác muốn. Và bạn cần phải cố gắng để tạo được sự cân bằng giữa hai điều đó.
4. Nhìn toàn cảnh vấn đề trước khi đưa ra kết luận
Người ta thường nói khi bạn buồn cảm xúc sẽ bị tăng lên. Đó là điều tự nhiên, nhưng vấn đề ở đây là nó có thể khiến bạn gây ra những cuộc xung đột trước khi hoàn toàn bình tĩnh. Như tôi đã trình bày ở điều thứ nhất, bạn cần phải suy nghĩ trước khi nói. Khi đang giận dữ bạn lại không thể suy nghĩ một cách chính xác. Bởi vậy hãy dành thời gian để bình tĩnh lại, nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan, xem xét lại những thực tế chứ không phải những giả thiết khi mà bạn có thể suy nghĩ hợp lý.
5. Đừng chấp nhận hiện thực một cách mù quáng
Mọi người làm gì đó không có nghĩa là bạn phải làm theo. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng bạn đã từng nghe đến hiệu ứng ‘phong trào’. Đó là hiện tượng xảy ra khi mọi người bắt chước giống như con rối một cách mù quáng theo đám đông. Thay vì như vậy, bạn hãy lùi ra khỏi đám đông và quan sát, đó chính là cách nghĩ của một người thông minh. Hãy đặt câu hỏi ‘tại sao họ lại làm như thế?’. Sau đó tự hỏi bản thân có thực sự muốn làm điều đó không hoặc thậm chí liệu làm điều đó có thích hợp không. Điều tóm lại phải nhớ là nghĩ cho chính bản thân mình.
6. Giữ vững lập trường – đừng để ý kiến tiêu cực làm bạn xao lãng
Những người sáng suốt là người luôn ý thức được suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bản thân. Nhiều người lại bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực từ cách cư xử của người khác. Kết quả là những tiêu cực đó ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân họ và gây ra những đau khổ không đáng có. Vì vậy, hãy gạt bỏ những hành vi xấu giống như khi ta gạt bỏ đi bụi bẩn trên áo vậy. Bạn tức giận đồng nghĩa với việc họ giành chiến thắng.
7. Đừng hành động một cách bốc đồng – cần phải có mục đích nhất định
Những điều tự phát có thể đem lại niềm vui nhưng nếu đó là kỳ nghỉ hay trốn việc một ngày (Không phải tôi đang gợi ý bạn làm những việc đó đâu, ví dụ thôi nhé) . Trong cuộc sống , hành động bốc đồng sẽ khiến bạn phải cảm thấy hối tiếc nhiều điều về sau. Nếu bạn không dành thời gian để suy nghĩ một cách thông suốt thì bạn rất có thể sẽ gặp rắc rối. Người khôn ngoan sẽ kết hợp giữa suy luận với trực giác của bản thân để đưa ra một quyết định hợp lý nhất có thể.
8. Chấp nhận bản chất riêng của mọi người
Hầu hết mọi người cố gắng thay đổi người khác. Tại sao chúng ta lại phải làm như vậy? Điều đó thật vô nghĩa. Tôi thừa nhận rằng tôi cũng đã từng cố thay đổi người khác trong quá khứ. Nhưng điều đó không thành công! Họ vẫn là chính bản thân họ. Nếu bạn không thích một ai đó, hãy chọn cách rời khỏi họ, ít gặp nhau hơn hoặc thay đổi thái độ của bạn. Bạn muốn được mọi người chấp nhận bản thân, vậy ngược lại, mọi người cũng vậy thôi. Bởi vậy, hãy sống theo quy tắc vàng và tôn trọng những người khác.
9. Có thể bản chất không được đẹp như vẻ bề ngoài
Ý tôi muốn nói ở đây đó là ‘vẻ bề ngoài’ của một người chưa chắc đã giống như ‘bản chất bên trong’. Một người thông minh sẽ không bị che mắt bởi sự duyên dáng, cá tính hay những thứ có thể nhìn thấy bên ngoài. Ngược lại họ cũng sẽ không bị hấp dẫn bởi sự xinh đẹp, quyến rũ ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ. Nói theo một cách khác thì họ cần thời gian để biết thêm về mỗi người, để đánh giá bản chất thật của họ là gì chứ không phải đánh giá vẻ bề ngoài ra sao. Tin tôi đi, có một sự khác biệt rất lớn!
10. Hãy hiểu người khác thay vì phán xét
Trên hết, một người khôn ngoan sẽ không phán xét ai khác. Họ làm điều ngược lại, đó là đồng cảm. Đồng cảm có nghĩa là đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của họ và cố gắng để hiểu từ quan điểm của đối phương. Điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn đồng ý với mọi việc mà họ làm. Nhưng bạn sẽ phải chấp nhận đó là ‘bản chất thật sự’ của họ. Suy nghĩ như một người khôn ngoan có thể rất khó. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn cần làm là thay đổi quan điểm và kiềm chế cảm xúc. Nói luôn luôn dễ hơn so với hành động, nhưng luyện tập sẽ giúp bạn khôn ngoan hơn. Chúng ta càng sáng suốt, cuộc sống sẽ càng vui vẻ hơn!