Cuộc sống trẻ thơ tại những nơi ô nhiễm nhất hành tinh
Ngày đăng: 02:37:53 25-10-2014 (GMT+7) - Lượt xem: 3657
Các nhiếp ảnh gia muốn thông qua khắc họa cuộc sống của trẻ em tại những khu vực ô nhiễm môi trường nặng vì rác để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ hành tinh.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB, con người sẽ thải ra môi trường hơn 11 triệu tấn chất thải rắn mỗi ngày vào năm 2100. Los Angeles, Mexico, và các thành phố khác nhau ở Trung Quốc và Đông Nam Á đang phải hứng chịu khói bụi – kết quả của sự ô nhiễm không khí nặng nề. Ngoài ra, chất lượng nước trên toàn cầu trở thành một vấn đề nghiêm trọng với cộng đồng. Nhiều nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới đã thực hiện những bộ ảnh về sự ô nhiễm nhằm nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ.Nhiều trẻ em Philippines phải tắm và chơi đùa ở những vùng nước chứa đầy rác thải ở vịnh Manila. Cậu bé đi bộ qua một kênh đào ô nhiễm ở Benguela, Angola.
Những đứa trẻ nô đùa với bọt trôi từ một dòng sông ô nhiễm ở thành phố Jakarta, Indonesia.
Một cậu bé đang bơi qua dòng sông Yamuna đầy bùn và bọt, chất thải từ các nhà máy công nghiệp, ở New Delhi, Ấn Độ.
Những đứa bé này đang tắm ở một hệ thống thoát nước lộ thiên tại thành phố Manila, Philippines.
Hai bé trai đang cố gắng múc đầy bình nước tại một rãnh nước bẩn ở Kabul, Afghanistan.
Hằng ngày, những đứa trẻ ở Kampala, Uganda thường chơi đùa xung quanh chiếc cống không có nắp với khối lượng rác thải sinh hoạt không nhỏ của các hộ gia đình.
Theo kết quả đánh giá của nhiều cuộc khảo sát, cuộc sống của người dân ở thành phố Guatemala, Guatemala rất khắc nghiệt. Hình ảnh bé gái mặc váy trắng đã ngả màu bước qua biển rác khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Ban quản lý môi trường thành phố cho biết lượng rác thải này có nguồn gốc từ chợ lương thực La Terminal.
Các bé trai đẩy những chiếc xe đồ chơi qua những đống rác lớn trên đường Santa Fe, Argentina.
Tác giả của bức ảnh cho biết ông muốn thể hiện sự tương phản giữa hình ảnh nhỏ bé của trẻ thơ với biển rác rộng lớn nhằm kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Người dân sống quanh khu vực rác thải ở Tondo, Philippine cho biết hoạt động thường ngày của họ gắn liền với sự ô nhiễm. Một phụ nữ cho biết bà thường để đứa con của mình ngồi trên một chiếc ghế sofa cũ giữa bãi rác để nó ăn sáng trước khi bà đi làm việc.
Nhiều phụ huynh tại Karachi, Pakistan cho biết nếu khu vực gần nhà của họ không có những nơi thu phế thải, con họ sẽ không có những chốn vui chơi.
Một bé trai đang đẩy một chiếc xe chứa đầy bao tải đựng than tại khu vực tập trung rác thải ở Tondo, Philippines.
Mặc dù trẻ em sống tại những khu vực ô nhiễm này thường thiếu thốn trong điều kiện sinh hoạt nhưng chúng luôn biết cách tạo ra trò giải trí. Một bé trai tại khu ổ chuột ở Karachi, Pakistan sử dụng chiếc que nhỏ và lốp xe hỏng để tự tạo trò chơi cho riêng mình.
Ngoài ra, những em nhỏ ở thành phố Manila, Philippine đã dựng một ngôi nhà tạm, nhỏ với nguyên liệu từ đống rác thải để chơi đùa trong đó.
Một bé gái đang chơi đùa cùng em trai ở sân rác vùng ngoại ô Yangon, Myanmar.
Em nhỏ chơi đu một mình tại bãi rác ở Kathmandu, Nepal.
Trẻ em thường tập trung chơi đùa ở khu ổ chuột đầy phế liệu ở Karachi, Pakistan.
Những đống da phế liệu từ các khu công nghiệp tập trung tại Dhaka, Bangladesh, là khu vui chơi của nhiều trẻ em. Người dân nơi đây phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm với nồng độ axit và kim loại nặng cao.
Dòng sông chứa đầy rác thải tại Jakarta, Indonesia trở thành nơi thám hiểm cho các bé trai hiếu kỳ.
Một bé gái với nụ cười hạnh phúc đang chơi đu quay ở khu tập trung rác ở Mumbai, Ấn Độ.
Hình ảnh một bé trai thả diều gần dòng sông Bishnumati, Kathmandu, Nepal với đàn quạ đen đang bay trên những đống rác thải.
Thông qua việc tái hiện cuộc sống của trẻ em tại những khu vực tập trung rác thải lớn, các nhiếp ảnh gia muốn kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường, giúp trẻ thơ có cuộc sống “sạch” theo đúng nghĩa vốn có.
Theo Đinh Nhung/ Zing