Trích Đại Tạng Kinh Nhập Môn: Kinh này được đặt tên là “Đại Bát Niết Bàn Kinh” vì ghi lại những lời thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một thời gian ngắn khi ngài nhập Niết Bàn.
Nguyên nghĩa chữ “Niết Bàn” là “tiêu diệt ngọn lửa dục vọng và đạt tới trạng thái giác ngộ.” Nếu xét theo nghĩa này thì khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt tới giác ngộ ở tuổi 35 thì lúc đó ngài đã nhập Niết Bàn. Nhưng vì không thể hoàn toàn diệt trừ những phiền não, dục vọng trong khi nhục thân vẫn còn tồn tại, cho nên sự nhập diệt của Đức Phật Thích Ca được gọi là Đại Bát Niết Bàn – mahaparinirvana – có nghĩa là “trạng thái đại an tịnh trong đó các ngọn lửa của dục vọng, phiền não đã hoàn toàn dập tắt”
Kinh điển này quan trọng là vì cả hai nguyên do: nó ghi lại những lời thuyết giảng của Đức Phật Thích Ca ở thời gian ngay trước khi ngài nhập diệt, và cũng vì nó bao gồm những sự tích liên quan tới những chuyện xảy ra trước và sau khi ngài nhập diệt, cho nên nó chứa đựng những tư liệu quan trọng về phương diện lịch sử.
Kinh Ðại Bát Niết Bàn I
Kinh Ðại Bát Niết Bàn II
Hán Dịch: Căn Cứ Bản Dịch Của Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm,
Sa Môn Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán, Và Tạ Linh Vân Sửa Lại, Đời Tống
Việt Dịch: Tuệ Khai Cư Sĩ - Phan Rang
Chứng Nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Tập 12, Niết bàn bộ, số hiệu 375, 36 quyển, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tống Tuệ Nghiêm đẳng y Nê Hoàn Kinh gia chi.
Bản này chúng tôi chỉ dò lại chính tả vì không có bản góc tiếng Việt, khi dò lại bản kinh này chúng tôi hơi buồn. Lý do khiến chúng tôi buồn vì còn rất nhiều kinh để dịch nhưng cư sĩ Tuệ Khai đã không dịch mà lại dịch bản kinh HT Trí Tịnh đã dịch rồi, không những vậy bản dịch của HT rất chuẩn và đầu đủ! Chúng tôi tin rằng bàn dịch của cư sĩ ra đời sau bản dịch của HT Trí Tịnh ít nhất 20 năm và có lẽ cư sĩ đã thấy bản dịch của HT Trí Tịnh rồi. Không biết với cách làm việc này bao giờ Phật Giáo Việt Nam mới có đủ trọn bộ Đại Tạng Kinh ? Nhìn chung Kinh sách dịch từ Hán sang tiếng Việt rất nhiều nhưng trùng rất nhiều. Có kinh lên đến 6 bản dịch khác nhau. Mặc dù những vị dịch trước đều là nổi tiếng, những bản dịch sau đều không bằng thậm chí còn tham khảo bản dịch trước. thienminh)