Tuy nhiên xã hội hiện nay rất nhiều người vô tình đồng nhất giữa những nhà Sư đi Khất thực và những người ăn xin (còn gọi là Khất cái) làm một. Một số người giả dạng, mượn hình ảnh này để làm mục đích lợi dưỡng cho bản thân. Vì thế khiến cho giá trị của việc Khất thực của các nhà Sư mất đi giá trị văn hóa thiêng liêng của hình thức văn hóa này, từ đó làm cho ý nghĩa của việc đi Khất thực trở nên không đẹp trong mắt người dân ngoài xã hội.
Vậy Hoằng pháp trong thời đại mới ngày này, việc Hoằng pháp đưa đạo vào đời từ truyền thống Khất thực mà chư Phật ngàn đời đã duy trì có nên tiếp tục giữ gìn hay chỉ còn là hình thức tái hiện để kỷ niệm mà thôi.
1./ Nét đẹp của truyền thống Khất thực
Khất thực là một phương pháp tu hành từ rất lâu đời trong Phật giáo và hiện nay vẫn đang được tiếp tục duy trì ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài những nét đẹp về yếu tố tâm linh thì nó cũng ẩn chưa bên trong những giá trị văn hóa.
Thông qua các cách thức sinh hoạt Khất thực của các nhà Sư đã làm cho Khất thực không chỉ đơn thuần là một sinh hoạt tín ngưỡng mà nó còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa. Chính vì thế Khất thực được nâng lên thành văn hóa Khất thực. Nét đẹp đó được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
+ Tính cộng đồng
Khất thực là một hoạt động diễn ra hằng ngày trong đời sống và trở thành hình ảnh vô cùng thân thiết, gần gũi với mọi người. Hình ảnh tăng đoàn đi Khất thực tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ đối với cả cộng đồng vì họ là những người đại diện cho Đức Phật ở thế gian để truyền bá, hướng con người đến những điều đúng đắn nhằm cứu vớt họ khỏi những khổ cực trong cuộc sống nơi trần thế. Tính cộng đồng ở đây không chỉ đơn thuần là của một tập thể sinh sống trong cùng một khu vực mà nó còn thể hiện ở chính những người cùng nhau tu hành, cùng nhau giác ngộ. Đó là khi đi Khất thực thường đi thành từng nhóm, không khi nào đi riêng lẽ từng cá nhân. Mỗi cá thể là một thành tố tạo nên một nhóm, là một thể thống nhất nối tiếp nhau, từng bước từng bước. Người sau đi theo người trước, khi một người dừng thì những người còn lại cũng đều dừng theo, tạo nên một quy tắc, một ý thức tập thể. Các nhà Sư bước đi nhẹ nhàng trong im lặng, thong thả với chánh niệm cầu xin pháp nơi Đức Phật và nguyện mọi điều tốt đẹp sẽ đến đối với bá tánh. Pháp ở đây cầu xin không phải là chỉ để riêng cho bản thân mình thọ hưởng mà còn là sự san sẽ cho những người bạn cùng tu với mình. Điều đó còn thể hiện sự tiếp nối chánh pháp, sự kết nối trong đời sống tâm linh giữa các thành viên trong tăng đoàn, cùng san sẻ phước báu với nhau và còn là cách thức để khuếch tán cũng như củng cố đức tin trên con đường tu tập.
Thông qua hình thức trì bình Khất thực mà mối quan hệ giữa những người thầy, những người hướng dẫn đời sống tâm linh và bá tánh trở nên gần gũi hơn, không còn có sự phân biệt hay bất kì một khoảng cách nào. Các nhà Sư cũng như mọi người bình thường, họ có thể nhìn thấy tận mắt và nhìn thấy hàng ngày chứ không cần phải đứng từ xa hay chỉ vào những dịp lễ tiết quan trọng mới có thể nhìn thấy. Điều này giúp mang đạo lại gần với đời và phản ánh đời một cách chân thật và chính xác. Vì do tiếp xúc hàng ngày nên các nhà Sư có thể hiểu và cảm thông cho những khó khăn trong cuộc sống của người dân thế tục, các Phật tử tại gia nhìn thấy sự gian nan vất vả của các nhà Sư trong qua trình tu hành ngộ đạo. Đó là sự đồng cảm cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Cả nhà Sư và Phật tử tại gia đều muốn hướng đến cùng chung một mục đích đó là được giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại nhưng cách thức thể hiện thì lại khác nhau. Mặc khác mối quan hệ cho và nhận này là sự tương tác với nhau mà cả hai đều có lợi. Nhà Sư có tương quan với Phật tử để hướng đến con đường giải thoát, Phật tử cần nhà Sư để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
+ Tính nhân văn
Phật giáo ra đời cùng thời với nhiều tôn giáo lớn khác trên thế giới nhưng có thể nói ở những nơi Phật giáo đặt chân đến, chưa bao giờ Phật giáo là công cụ cai trị xã hội. Tuy có trở thành quốc giáo ở một số nơi nhưng Phật giáo chỉ là chỗ dựa về mặt đời sống tinh thần, chưa bao giờ phải nhuốm màu sắc chiến tranh hay chính trị. Điều đó chứng tỏ rằng Phật giáo có một hệ tư tưởng nhân văn, mềm mỏng và linh hoạt. Và một trong những giá trị nhân văn đó được thể hiện qua hình thức trì bình Khất thực. Trong Phật giáo các bá tánh đều có vị thế ngang nhau, đều là những người đang cần được cứu vớt khỏi cuộc sống khổ cực nơi trần thế. Trì bình Khất thực mang lại cơ hội như nhau cho tất cả mọi người, ai ai cũng có thể tiếp cận nguồn phước báu nơi Đức Phật. Dù đó là người giàu có hay là kẻ ăn mày thì cũng đều được chia sẻ nguồn ơn đó. Điều đặc biệt là đối tượng chủ yếu hướng đến khi đi Khất thực chính là những người nghèo khó, không có điều kiện để hưởng ân đức của Phật. Trong xã hội vốn dĩ đã tồn tại nhiều sự bất công, một khi sự phân hóa giữa người giàu và kẻ nghèo càng lớn thì xã hội ấy càng bấp bênh. Đã bất công trong đời sống vật chất nay cả chỗ dựa tinh thần cũng không được đảm bảo thì sẽ dễ dàng dẫn con người đến những suy nghĩ bất cần mà từ đó nảy sinh những hành động tiêu cực gây nguy hại đến xã hội. Do đó mà những người Khất sĩ đã chọn cuộc sống làm kẻ xin ăn của mọi người để cảm nhận và thấu hiểu nổi khổ của những người sống cuộc sống cơ cực, thấp hèn. Phải cân bằng giữa cái ăn và sự sống thì mới có thể xóa được những rào cản giàu nghèo hay sự phân hóa trong xã hội làm cho xã hội ấy trở nên tốt đẹp. Xuất phát từ việc muốn cân bằng sự sống và cái ăn trong xã hội mà sinh hoạt Khất thực như một dịp để các bá tánh có thể tích lũy công đức cho cuộc sống của mình. Đức Phật cho rằng đấy là công đức vô lượng, không chỉ tích lũy cho cá nhân mà còn tích lũy cho cả gia đình của họ và được hưởng ở nhiều đời sau, kiếp sau. Những người dân Phật tử ấy có thể là những người nghèo về vật chất, nhưng đời sống tinh thần của họ luôn được ơn phước của Đức Phật.
Việc thí thực hàng ngày giúp cho tâm tính của các Phật tử tại gia trở nên bình an, thanh thản, luôn vui vẻ. Tâm tính ấy được hun đúc và nuôi dưỡng từ ngày này sang ngày khác sẽ làm cho những thói xấu bên trong mỗi người được đẩy lùi, thay vào đó là sự phát triển của những đức tính tốt đẹp. Không Tử quan niệm rằng: “Nhân chi sơ tánh bản thiện” có nghĩa là bản chất con người khi sinh ra đã là tốt. Do vậy cần khơi gợi, tạo điều kiện để bản chất ấy có cơ hội nảy nở trong tâm của mỗi người. Chỉ có như thế thì cuộc sống của con người ngày ngày đều là niềm vui và xã hội cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Đây cũng chính là mục đích mà nét sinh hoạt này muốn hướng đến.
2. Vấn đề Khất thực đang diễn ra hiện nay
Ở những vùng nông thôn đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ, hình thức sinh hoạt Khất thực vẫn còn, nhưng đã có nhiều sự thay đổi. Một số khu vực, những gia đình Phật tử sống quanh các Chùa, Tịnh xá sẽ phân công chia nhau nấu thức ăn cúng dường cho các Sư. Từng nhà tự biết chia nhau để phụ trách nấu cơm, cũng như đồ ăn để đem tới chùa cúng cho chư Tăng, Ni. Hoặc sớt bát cho chư Tăng, Ni trước chùa. Nhà này nấu cơm, nhà khác nấu canh hoặc nấu đồ ăn. Cứ thế thay phiên nhau xoay vòng.
Tại Tp.HCM, vào các lễ lớn như rằm tháng tư, rằm tháng bảy… hình ảnh Chư tôn Đức Tăng, Ni mặc y phục màu vàng đất đi thành từng đoàn một cách ung dung, thong thả trên khắp các nẻo đường nhận thực phẩm chay hoặc bánh trái của Phật tử cúng dường mà không nhận tiền hay đồ ăn mặn khiến cho nhiều người không khỏi bở ngỡ.
Điều này không phải là ngạc nhiên vì ai cũng biết việc nhiều người giả dạng nhà Sư đi vào chợ hay các chổ đông người để xin đã khiến cho Phật tử và cộng đồng cảm thấy khó chịu và không thích. Vì thế, hình ảnh đoàn chư Tăng đi nhẹ nhàng và oai nghi, chỉ nhận thực phẩm như trên khiến họ cảm thấy lạ và kính trọng. Một số ít quý Sư đi Khất thực để thọ nhận thực phẩm, tuy nhiên không có nhiều và quý Sư này đi rồi về cũng chia cho các Sư ở Tịnh xá, sau đó cũng lãnh cơm nấu tại chùa để cùng ăn với đại chúng. Còn lại đa số ở các Tịnh xá hiện nay, Phật tử về tại đây nấu cơm và thức ăn, sớt bát để quý Sư độ ngọ chứ không cần đi Khất thực. Nguyên nhân là do ở thành thị đường xá, xe cộ đông đúc nên việc tiến hành đi Khất thực là khó thực hiện. Các Sư đa số là những tu sĩ trẻ còn đi học hoặc các vị lớn tuổi đạo có nhiều hoạt động Phật sự phải làm nêu không đi Khất thực được. Tiếp đó hành động này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi cho bản thân. Vì thế đa số quý Sư không đi Khất thực.
Riêng tại các Tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ hiện nay ở Tp.HCM đều đã có xây dựng khu vực bếp núc, nơi đây các Phật tử sẽ đến để nấu đồ ăn hoặc mang thực phẩm cúng dường đến cho các Sư sử dụng vào buổi trưa. Hình thức khác đó chính là các Phật tử gom góp tiền rồi nhờ người làm công quả ở chùa nấu thức ăn dâng cúng cho các Sư.
Còn lại hoạt động Khất thực với đông Tăng, Ni ở trong thành phố chỉ diễn ra vào mỗi dịp lễ lớn hoặc các ngày kỉ niệm, các Sư sẽ đi Khất thực các tuyến đường quanh khu vực tịnh xá và lên kế hoạch từ trước. Do đó, hoạt động này chỉ còn là hình thức tượng trưng để các Sư nhớ lại truyền thống đi Khất thực từ thời xa xưa nên thực phẩm được cúng ở đây không phải là thức ăn mà đa số những chiếc bánh, cái kẹo hay một loại trái cây nào đó...
Nạn giả danh nhà Sư đi Khất thực tại thành phố lớn như Tp.HCM đã vô tình làm xấu đi hình ảnh tôn nghiêm của người tu hành trong xã hội đồng thời khiến cho việc được cúng dường, chia sẻ và gần gủi giáo lý nhà Phật của Phật tử đang ngày càng bị ảnh hưởng.
Chính thực trạng này đã khiến Thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo Tp. HCM vào năm 1983, đã đưa ra một thông bạch về việc giải quyết tệ nạn Khất thực không đúng pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Như vậy có thể xem giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỷ XX là giai đoạn Khất thực giả phát triển và gây ảnh hưởng đến hình ảnh các nhà Sư trong lòng bá tánh.
Tuy nhiên thông bạch này tuy được đưa ra nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả gì, nạn Khất thực giả vẫn tồn tại và phát triển. Do đó vào ngày 25/9/1989 Ban trị sự thành hội Phật giáo Tp.HCM đã ban hành nghị quyết về việc giải quyết vấn đề tệ nạn Khất thực phi pháp. Khi đó, "Nghị quyết đề ra việc thành lập Ban kiểm tăng, Thành hội Phật giáo để trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện trên địa bàn thành phố và các quận huyện. Đồng thời Ban Trị sự Phật giáo 17 quận, huyện có kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình phối hợp với các ngành chức năng, ban quản lý các chợ trên phương án cho từng nơi, từng điểm triển khai, thống nhất hành động để đạt được kết quả cao nhất. Giáo hội cũng đề nghị ban ngành chức năng quan tâm hơn, có phương án tích cực hơn, giúp những người giả dạng Tu sĩ đi Khất thực phi pháp, phi thời được hoàn lương, biết lao động sản xuất, có công ăn việc làm trở thành những công dân tốt cho xã hội và để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi thực hiện các điều trên. Tăng, Ni phái Nam tông và Khất sĩ, không đi Khất thực trong đợt đầu sáu tháng”.
Đây là những cố gắng mà Giáo hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm giải quyết vấn đề này. Theo như nghị quyết, vấn đề cốt lõi để nảy sinh tình trạng Khất thực giả chính là do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Do đó một khi chính quyền có hướng giải quyết việc làm cho những đối tượng này thì sẽ ngăn chặn được tệ nạn Khất thực giả. Tuy nhiên, chủ trương đưa ra lãnh đạo của các hệ phái chấp hành nhưng vấn nạn Sư giả vẫn tồn tại đến mãi ngày nay chưa có gì thay đổi.
3./ Một câu hỏi lớn đang chờ giải đáp.
Đối với những vị xuất gia theo Phật giáo, trong tâm thức của mỗi người, Khất thực là một biểu tượng đặc trưng của Phật giáo, hoạt động này nhằm xả bỏ cái ngã của bản thân trên con đường tu tập đi đến sự giải thoát.
Những Tăng, Ni dù ở độ tuổi nào cũng đều mong muốn được ôm bát đi Khất thực. Đại đức Minh Phú (Tịnh xá Ngọc Chánh - Bình Thạnh) cho biết: “Ngay từ khi còn Sa Di tôi đã đi Khất thực. Tôi còn nhớ một kỷ niệm, đó là trong một lần đi, tôi gặp một bé gái, bé ấy cầm 20 ngàn ra bỏ vào bát. Tôi nói chưng minh công đức của bé, nhưng Sư không nhận tiền, chỉ nhận thực phẩm chay. Bé gái chạy vào nhà và kêu lên: “Bà ơi là Sư thật, Sư thật đó!” Tôi lúc đó nghe nhà bên nói, thời này làm gì có Sư thật. Sau đó, một bà cụ bước ra và bạch: “Bạch đại đức, Ngài ở đâu mà đi Khất thực ở đây? Tôi đáp: “Trò ở Tịnh xá Ngọc Chánh”. Bà bảo: “Ở Ngọc Chánh giờ còn Sư trẻ thế này và đi Khất thực sao. Lâu nay con bị đau chân không đi lên đó được. Trước đây, con và nhiều người bạn thường hay lên và hộ trì sớt bát cho quý Sư trên đó, cũng như khi đi Khất thực. Đã lâu rồi con không thấy quý Sư đi, ở đây lâu lâu cũng có người đi Khất thực nhưng họ nhận tiền. Giờ con thấy đại đức hành trì đúng với pháp của Trưởng lão, con mừng và hạnh phúc lắm. Đại đức đợi con chút”. Sau đó, bà cụ vào nhà lấy chén cơm và sớt theo đúng cách của người Phật tử Khất sĩ với một tấm lòng thành kính đối với quý Sư. Giờ bà cụ đã mất nhưng con cháu vẫn thường hay đến Tịnh xá lễ Phật”. Từ đó, Sư luôn đi Khất thực, dù có sao cũng đi, chỉ khi bận quá không đi được thì mới không đi mà thôi.
Theo đại đức Minh Phú, việc đi Khất thực của Sư ở các tuyến đường của phường 24, quận Bình Thạnh đã tạo nên những biến chuyển. Trước đây, một số người giả cũng đi ở đây, nhưng từ khi các Sư đi thì không ai cho nữa, vì thế không ai tới đây cả. Ngay chính công an khu vực như anh Công, anh Hùng… khi thấy các Sư đi Khất thực cũng đến cúng dường vào bình bát của quý Sư thực phẩm. Không chỉ thế, nhiều vị theo các tôn giáo khác, hay các vị chính quyền… thấy các Sư đi của phát khởi lòng thành kính, cúng dường thực phẩm vào bát…
“Sư nghĩ, mình lấy cái đúng ra cho mọi người tự nhận thực được cái gì sai, cái gì đúng thì chắc chắn cái sai sẽ không có đất để mà sinh trưởng” - đại đức Minh Phú đã nhấn mạnh.
Hay ở Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp, Ni Sư Trọng Liên (82 tuổi) vẫn ngày ngày đi Khất thực. Ni Sư cho rằng: “Mình đi đúng theo luật Phật, không làm gì sai hết, chỉ nhận đồ ăn chay thôi thì ai mà bắt. Nếu không đi, tôi cảm thấy thiếu thiếu gì đó trong cuộc sống tu tập của mình”.
Ngay trong giới Tăng, Ni sinh trẻ cũng có nhiều vị mong muốn được đi Khất thực. Một trong những lý do được đưa ra: “hoạt động này đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người cúng và sống đúng như thời của Phật, giữ gìn truyền thống ngày xưa" (theo lời của: ĐĐ.Thích Giác Thuận; chùa Linh Quang, quận Bình Thạnh)
Bên cạnh đó, các vị tăng ni đều cho rằng: chúng ta nên có chế tài quản lý cụ thể để kẻ xấu không thể lợi dụng danh nghĩa, hình tướng Khất thực của người tu để làm những hành vi xấu. Chứ việc Khất thực là truyền thống của chư Phật không thể bỏ được.
Không chỉ thế ở các khu vực như Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu, các tỉnh Tây Nguyên hay khu vực Tây Nam Bộ, các Sư Nam Tông Việt, Nam Tông Khmer và các Sư thuộc Hệ phái Khất sĩ , vẫn đang duy trì truyền thống Khất thực trong đời sống tu học mỗi ngày. Việc tu học theo truyền thống này đã đem lại nhiều điều lợi lạc trong công cuộc hoằng pháp, đem đạo vào đời mà chư Phật, các trưởng lão đã thực hiện bao đời qua.
Mặc dù giáo hội và chính quyền có những chính sách và biện pháp để ngăn chặn, hạn chế các Sư đi Khất thực, nhưng một khi người dân còn chưa hiểu rõ được vấn đề thì khó mà có thể dẹp được tệ nạn này. Để hạn chế và ngăn chặn tệ nạn này thì đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của Giáo hội mà còn là sự hợp tác của các cơ quan chức năng. Nhưng dù cho hai bên có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa mà không có sự hiểu biết về ý nghĩa cũng như các quy định về cách đi Khất thực để có sự chung tay của các bá tánh thì không bao giờ giải quyết triệt để được vấn đề này.
Phật tử là người trực tiếp cúng dường cho các nhà Sư nên một khi họ được trang bị đầy đủ kiến thức về hình thức Khất thực thì sẽ góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi tệ nạn Khất thực giả.
Khi đi Khất thực các nhà Sư chỉ được nhận thức ăn không được nhận tiền. Nhưng vẫn có một số bá tánh cúng tiền cho các nhà Sư khi đi Khất thực mà không biết quy định là không được nhận tiền. Do đó nhiều người có suy nghĩ nếu không có thức ăn để cúng hay đi làm không mang gì theo thôi thì có thể cúng tiền để các vị Sư muốn ăn gì thì dùng số tiền đó mà mua.
Chính từ khi đồng tiền thay thế cho thực phẩm để trở thành hình thức cúng dường mới thì khi đó tệ nạn Khất thực giả cũng xuất hiện. Khi đó lòng tốt của các bá tánh vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho những phần tử xấu trục lợi. Cho nên muốn giải quyết tệ nạn này thì ngoài việc giáo dục cho bá tánh rõ về hình thức sinh hoạt này, thì ngay chính bản thân của mỗi bá tánh khi cúng dường cho những người đi Khất thực cũng chỉ nên cúng thực phẩm mà không nên cúng tiền. Chỉ có khi đó thì mới dẹp được tệ nạn này.
Dù thấy rõ nguyên nhân xuất phát việc vì sao có nhiều Sư giả đang diễn ra ngoài xã hội. Giáo hội thì kêu gọi các Sư không đi Khất thực nữa. Tuy nhiên, Khất thực là một văn hóa truyền thống đẹp của Phật giáo, vậy có nên cấm hay không? Hay phải làm như thế nào? Đây là một câu hỏi lớn trong thời đại mới, thời đại của tri thức, của khoa học kỹ thuật đang phát triển, bên cạnh đó giáo dục đạo đức cũng được xã hội quan tâm. Vậy truyền thống Khất thực nên duy trì trong đời sống tu học hay chỉ nên diễn ra hình thức mà thôi.
_____________________________
Vậy Hoằng pháp trong thời đại mới ngày này, việc Hoằng pháp đưa đạo vào đời từ truyền thống Khất thực mà chư Phật ngàn đời đã duy trì có nên tiếp tục giữ gìn hay chỉ còn là hình thức tái hiện để kỷ niệm mà thôi.
1./ Nét đẹp của truyền thống Khất thực
Khất thực là một phương pháp tu hành từ rất lâu đời trong Phật giáo và hiện nay vẫn đang được tiếp tục duy trì ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài những nét đẹp về yếu tố tâm linh thì nó cũng ẩn chưa bên trong những giá trị văn hóa.
Thông qua các cách thức sinh hoạt Khất thực của các nhà Sư đã làm cho Khất thực không chỉ đơn thuần là một sinh hoạt tín ngưỡng mà nó còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa. Chính vì thế Khất thực được nâng lên thành văn hóa Khất thực. Nét đẹp đó được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
+ Tính cộng đồng
Khất thực là một hoạt động diễn ra hằng ngày trong đời sống và trở thành hình ảnh vô cùng thân thiết, gần gũi với mọi người. Hình ảnh tăng đoàn đi Khất thực tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ đối với cả cộng đồng vì họ là những người đại diện cho Đức Phật ở thế gian để truyền bá, hướng con người đến những điều đúng đắn nhằm cứu vớt họ khỏi những khổ cực trong cuộc sống nơi trần thế. Tính cộng đồng ở đây không chỉ đơn thuần là của một tập thể sinh sống trong cùng một khu vực mà nó còn thể hiện ở chính những người cùng nhau tu hành, cùng nhau giác ngộ. Đó là khi đi Khất thực thường đi thành từng nhóm, không khi nào đi riêng lẽ từng cá nhân. Mỗi cá thể là một thành tố tạo nên một nhóm, là một thể thống nhất nối tiếp nhau, từng bước từng bước. Người sau đi theo người trước, khi một người dừng thì những người còn lại cũng đều dừng theo, tạo nên một quy tắc, một ý thức tập thể. Các nhà Sư bước đi nhẹ nhàng trong im lặng, thong thả với chánh niệm cầu xin pháp nơi Đức Phật và nguyện mọi điều tốt đẹp sẽ đến đối với bá tánh. Pháp ở đây cầu xin không phải là chỉ để riêng cho bản thân mình thọ hưởng mà còn là sự san sẽ cho những người bạn cùng tu với mình. Điều đó còn thể hiện sự tiếp nối chánh pháp, sự kết nối trong đời sống tâm linh giữa các thành viên trong tăng đoàn, cùng san sẻ phước báu với nhau và còn là cách thức để khuếch tán cũng như củng cố đức tin trên con đường tu tập.
Thông qua hình thức trì bình Khất thực mà mối quan hệ giữa những người thầy, những người hướng dẫn đời sống tâm linh và bá tánh trở nên gần gũi hơn, không còn có sự phân biệt hay bất kì một khoảng cách nào. Các nhà Sư cũng như mọi người bình thường, họ có thể nhìn thấy tận mắt và nhìn thấy hàng ngày chứ không cần phải đứng từ xa hay chỉ vào những dịp lễ tiết quan trọng mới có thể nhìn thấy. Điều này giúp mang đạo lại gần với đời và phản ánh đời một cách chân thật và chính xác. Vì do tiếp xúc hàng ngày nên các nhà Sư có thể hiểu và cảm thông cho những khó khăn trong cuộc sống của người dân thế tục, các Phật tử tại gia nhìn thấy sự gian nan vất vả của các nhà Sư trong qua trình tu hành ngộ đạo. Đó là sự đồng cảm cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Cả nhà Sư và Phật tử tại gia đều muốn hướng đến cùng chung một mục đích đó là được giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại nhưng cách thức thể hiện thì lại khác nhau. Mặc khác mối quan hệ cho và nhận này là sự tương tác với nhau mà cả hai đều có lợi. Nhà Sư có tương quan với Phật tử để hướng đến con đường giải thoát, Phật tử cần nhà Sư để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
+ Tính nhân văn
Phật giáo ra đời cùng thời với nhiều tôn giáo lớn khác trên thế giới nhưng có thể nói ở những nơi Phật giáo đặt chân đến, chưa bao giờ Phật giáo là công cụ cai trị xã hội. Tuy có trở thành quốc giáo ở một số nơi nhưng Phật giáo chỉ là chỗ dựa về mặt đời sống tinh thần, chưa bao giờ phải nhuốm màu sắc chiến tranh hay chính trị. Điều đó chứng tỏ rằng Phật giáo có một hệ tư tưởng nhân văn, mềm mỏng và linh hoạt. Và một trong những giá trị nhân văn đó được thể hiện qua hình thức trì bình Khất thực. Trong Phật giáo các bá tánh đều có vị thế ngang nhau, đều là những người đang cần được cứu vớt khỏi cuộc sống khổ cực nơi trần thế. Trì bình Khất thực mang lại cơ hội như nhau cho tất cả mọi người, ai ai cũng có thể tiếp cận nguồn phước báu nơi Đức Phật. Dù đó là người giàu có hay là kẻ ăn mày thì cũng đều được chia sẻ nguồn ơn đó. Điều đặc biệt là đối tượng chủ yếu hướng đến khi đi Khất thực chính là những người nghèo khó, không có điều kiện để hưởng ân đức của Phật. Trong xã hội vốn dĩ đã tồn tại nhiều sự bất công, một khi sự phân hóa giữa người giàu và kẻ nghèo càng lớn thì xã hội ấy càng bấp bênh. Đã bất công trong đời sống vật chất nay cả chỗ dựa tinh thần cũng không được đảm bảo thì sẽ dễ dàng dẫn con người đến những suy nghĩ bất cần mà từ đó nảy sinh những hành động tiêu cực gây nguy hại đến xã hội. Do đó mà những người Khất sĩ đã chọn cuộc sống làm kẻ xin ăn của mọi người để cảm nhận và thấu hiểu nổi khổ của những người sống cuộc sống cơ cực, thấp hèn. Phải cân bằng giữa cái ăn và sự sống thì mới có thể xóa được những rào cản giàu nghèo hay sự phân hóa trong xã hội làm cho xã hội ấy trở nên tốt đẹp. Xuất phát từ việc muốn cân bằng sự sống và cái ăn trong xã hội mà sinh hoạt Khất thực như một dịp để các bá tánh có thể tích lũy công đức cho cuộc sống của mình. Đức Phật cho rằng đấy là công đức vô lượng, không chỉ tích lũy cho cá nhân mà còn tích lũy cho cả gia đình của họ và được hưởng ở nhiều đời sau, kiếp sau. Những người dân Phật tử ấy có thể là những người nghèo về vật chất, nhưng đời sống tinh thần của họ luôn được ơn phước của Đức Phật.
Việc thí thực hàng ngày giúp cho tâm tính của các Phật tử tại gia trở nên bình an, thanh thản, luôn vui vẻ. Tâm tính ấy được hun đúc và nuôi dưỡng từ ngày này sang ngày khác sẽ làm cho những thói xấu bên trong mỗi người được đẩy lùi, thay vào đó là sự phát triển của những đức tính tốt đẹp. Không Tử quan niệm rằng: “Nhân chi sơ tánh bản thiện” có nghĩa là bản chất con người khi sinh ra đã là tốt. Do vậy cần khơi gợi, tạo điều kiện để bản chất ấy có cơ hội nảy nở trong tâm của mỗi người. Chỉ có như thế thì cuộc sống của con người ngày ngày đều là niềm vui và xã hội cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Đây cũng chính là mục đích mà nét sinh hoạt này muốn hướng đến.
2. Vấn đề Khất thực đang diễn ra hiện nay
Ở những vùng nông thôn đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ, hình thức sinh hoạt Khất thực vẫn còn, nhưng đã có nhiều sự thay đổi. Một số khu vực, những gia đình Phật tử sống quanh các Chùa, Tịnh xá sẽ phân công chia nhau nấu thức ăn cúng dường cho các Sư. Từng nhà tự biết chia nhau để phụ trách nấu cơm, cũng như đồ ăn để đem tới chùa cúng cho chư Tăng, Ni. Hoặc sớt bát cho chư Tăng, Ni trước chùa. Nhà này nấu cơm, nhà khác nấu canh hoặc nấu đồ ăn. Cứ thế thay phiên nhau xoay vòng.
Tại Tp.HCM, vào các lễ lớn như rằm tháng tư, rằm tháng bảy… hình ảnh Chư tôn Đức Tăng, Ni mặc y phục màu vàng đất đi thành từng đoàn một cách ung dung, thong thả trên khắp các nẻo đường nhận thực phẩm chay hoặc bánh trái của Phật tử cúng dường mà không nhận tiền hay đồ ăn mặn khiến cho nhiều người không khỏi bở ngỡ.
Điều này không phải là ngạc nhiên vì ai cũng biết việc nhiều người giả dạng nhà Sư đi vào chợ hay các chổ đông người để xin đã khiến cho Phật tử và cộng đồng cảm thấy khó chịu và không thích. Vì thế, hình ảnh đoàn chư Tăng đi nhẹ nhàng và oai nghi, chỉ nhận thực phẩm như trên khiến họ cảm thấy lạ và kính trọng. Một số ít quý Sư đi Khất thực để thọ nhận thực phẩm, tuy nhiên không có nhiều và quý Sư này đi rồi về cũng chia cho các Sư ở Tịnh xá, sau đó cũng lãnh cơm nấu tại chùa để cùng ăn với đại chúng. Còn lại đa số ở các Tịnh xá hiện nay, Phật tử về tại đây nấu cơm và thức ăn, sớt bát để quý Sư độ ngọ chứ không cần đi Khất thực. Nguyên nhân là do ở thành thị đường xá, xe cộ đông đúc nên việc tiến hành đi Khất thực là khó thực hiện. Các Sư đa số là những tu sĩ trẻ còn đi học hoặc các vị lớn tuổi đạo có nhiều hoạt động Phật sự phải làm nêu không đi Khất thực được. Tiếp đó hành động này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi cho bản thân. Vì thế đa số quý Sư không đi Khất thực.
Riêng tại các Tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ hiện nay ở Tp.HCM đều đã có xây dựng khu vực bếp núc, nơi đây các Phật tử sẽ đến để nấu đồ ăn hoặc mang thực phẩm cúng dường đến cho các Sư sử dụng vào buổi trưa. Hình thức khác đó chính là các Phật tử gom góp tiền rồi nhờ người làm công quả ở chùa nấu thức ăn dâng cúng cho các Sư.
Còn lại hoạt động Khất thực với đông Tăng, Ni ở trong thành phố chỉ diễn ra vào mỗi dịp lễ lớn hoặc các ngày kỉ niệm, các Sư sẽ đi Khất thực các tuyến đường quanh khu vực tịnh xá và lên kế hoạch từ trước. Do đó, hoạt động này chỉ còn là hình thức tượng trưng để các Sư nhớ lại truyền thống đi Khất thực từ thời xa xưa nên thực phẩm được cúng ở đây không phải là thức ăn mà đa số những chiếc bánh, cái kẹo hay một loại trái cây nào đó...
Nạn giả danh nhà Sư đi Khất thực tại thành phố lớn như Tp.HCM đã vô tình làm xấu đi hình ảnh tôn nghiêm của người tu hành trong xã hội đồng thời khiến cho việc được cúng dường, chia sẻ và gần gủi giáo lý nhà Phật của Phật tử đang ngày càng bị ảnh hưởng.
Chính thực trạng này đã khiến Thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo Tp. HCM vào năm 1983, đã đưa ra một thông bạch về việc giải quyết tệ nạn Khất thực không đúng pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Như vậy có thể xem giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỷ XX là giai đoạn Khất thực giả phát triển và gây ảnh hưởng đến hình ảnh các nhà Sư trong lòng bá tánh.
Tuy nhiên thông bạch này tuy được đưa ra nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả gì, nạn Khất thực giả vẫn tồn tại và phát triển. Do đó vào ngày 25/9/1989 Ban trị sự thành hội Phật giáo Tp.HCM đã ban hành nghị quyết về việc giải quyết vấn đề tệ nạn Khất thực phi pháp. Khi đó, "Nghị quyết đề ra việc thành lập Ban kiểm tăng, Thành hội Phật giáo để trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện trên địa bàn thành phố và các quận huyện. Đồng thời Ban Trị sự Phật giáo 17 quận, huyện có kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình phối hợp với các ngành chức năng, ban quản lý các chợ trên phương án cho từng nơi, từng điểm triển khai, thống nhất hành động để đạt được kết quả cao nhất. Giáo hội cũng đề nghị ban ngành chức năng quan tâm hơn, có phương án tích cực hơn, giúp những người giả dạng Tu sĩ đi Khất thực phi pháp, phi thời được hoàn lương, biết lao động sản xuất, có công ăn việc làm trở thành những công dân tốt cho xã hội và để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi thực hiện các điều trên. Tăng, Ni phái Nam tông và Khất sĩ, không đi Khất thực trong đợt đầu sáu tháng”.
Đây là những cố gắng mà Giáo hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm giải quyết vấn đề này. Theo như nghị quyết, vấn đề cốt lõi để nảy sinh tình trạng Khất thực giả chính là do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Do đó một khi chính quyền có hướng giải quyết việc làm cho những đối tượng này thì sẽ ngăn chặn được tệ nạn Khất thực giả. Tuy nhiên, chủ trương đưa ra lãnh đạo của các hệ phái chấp hành nhưng vấn nạn Sư giả vẫn tồn tại đến mãi ngày nay chưa có gì thay đổi.
3./ Một câu hỏi lớn đang chờ giải đáp.
Đối với những vị xuất gia theo Phật giáo, trong tâm thức của mỗi người, Khất thực là một biểu tượng đặc trưng của Phật giáo, hoạt động này nhằm xả bỏ cái ngã của bản thân trên con đường tu tập đi đến sự giải thoát.
Những Tăng, Ni dù ở độ tuổi nào cũng đều mong muốn được ôm bát đi Khất thực. Đại đức Minh Phú (Tịnh xá Ngọc Chánh - Bình Thạnh) cho biết: “Ngay từ khi còn Sa Di tôi đã đi Khất thực. Tôi còn nhớ một kỷ niệm, đó là trong một lần đi, tôi gặp một bé gái, bé ấy cầm 20 ngàn ra bỏ vào bát. Tôi nói chưng minh công đức của bé, nhưng Sư không nhận tiền, chỉ nhận thực phẩm chay. Bé gái chạy vào nhà và kêu lên: “Bà ơi là Sư thật, Sư thật đó!” Tôi lúc đó nghe nhà bên nói, thời này làm gì có Sư thật. Sau đó, một bà cụ bước ra và bạch: “Bạch đại đức, Ngài ở đâu mà đi Khất thực ở đây? Tôi đáp: “Trò ở Tịnh xá Ngọc Chánh”. Bà bảo: “Ở Ngọc Chánh giờ còn Sư trẻ thế này và đi Khất thực sao. Lâu nay con bị đau chân không đi lên đó được. Trước đây, con và nhiều người bạn thường hay lên và hộ trì sớt bát cho quý Sư trên đó, cũng như khi đi Khất thực. Đã lâu rồi con không thấy quý Sư đi, ở đây lâu lâu cũng có người đi Khất thực nhưng họ nhận tiền. Giờ con thấy đại đức hành trì đúng với pháp của Trưởng lão, con mừng và hạnh phúc lắm. Đại đức đợi con chút”. Sau đó, bà cụ vào nhà lấy chén cơm và sớt theo đúng cách của người Phật tử Khất sĩ với một tấm lòng thành kính đối với quý Sư. Giờ bà cụ đã mất nhưng con cháu vẫn thường hay đến Tịnh xá lễ Phật”. Từ đó, Sư luôn đi Khất thực, dù có sao cũng đi, chỉ khi bận quá không đi được thì mới không đi mà thôi.
Theo đại đức Minh Phú, việc đi Khất thực của Sư ở các tuyến đường của phường 24, quận Bình Thạnh đã tạo nên những biến chuyển. Trước đây, một số người giả cũng đi ở đây, nhưng từ khi các Sư đi thì không ai cho nữa, vì thế không ai tới đây cả. Ngay chính công an khu vực như anh Công, anh Hùng… khi thấy các Sư đi Khất thực cũng đến cúng dường vào bình bát của quý Sư thực phẩm. Không chỉ thế, nhiều vị theo các tôn giáo khác, hay các vị chính quyền… thấy các Sư đi của phát khởi lòng thành kính, cúng dường thực phẩm vào bát…
“Sư nghĩ, mình lấy cái đúng ra cho mọi người tự nhận thực được cái gì sai, cái gì đúng thì chắc chắn cái sai sẽ không có đất để mà sinh trưởng” - đại đức Minh Phú đã nhấn mạnh.
Hay ở Tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp, Ni Sư Trọng Liên (82 tuổi) vẫn ngày ngày đi Khất thực. Ni Sư cho rằng: “Mình đi đúng theo luật Phật, không làm gì sai hết, chỉ nhận đồ ăn chay thôi thì ai mà bắt. Nếu không đi, tôi cảm thấy thiếu thiếu gì đó trong cuộc sống tu tập của mình”.
Ngay trong giới Tăng, Ni sinh trẻ cũng có nhiều vị mong muốn được đi Khất thực. Một trong những lý do được đưa ra: “hoạt động này đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người cúng và sống đúng như thời của Phật, giữ gìn truyền thống ngày xưa" (theo lời của: ĐĐ.Thích Giác Thuận; chùa Linh Quang, quận Bình Thạnh)
Bên cạnh đó, các vị tăng ni đều cho rằng: chúng ta nên có chế tài quản lý cụ thể để kẻ xấu không thể lợi dụng danh nghĩa, hình tướng Khất thực của người tu để làm những hành vi xấu. Chứ việc Khất thực là truyền thống của chư Phật không thể bỏ được.
Không chỉ thế ở các khu vực như Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu, các tỉnh Tây Nguyên hay khu vực Tây Nam Bộ, các Sư Nam Tông Việt, Nam Tông Khmer và các Sư thuộc Hệ phái Khất sĩ , vẫn đang duy trì truyền thống Khất thực trong đời sống tu học mỗi ngày. Việc tu học theo truyền thống này đã đem lại nhiều điều lợi lạc trong công cuộc hoằng pháp, đem đạo vào đời mà chư Phật, các trưởng lão đã thực hiện bao đời qua.
Mặc dù giáo hội và chính quyền có những chính sách và biện pháp để ngăn chặn, hạn chế các Sư đi Khất thực, nhưng một khi người dân còn chưa hiểu rõ được vấn đề thì khó mà có thể dẹp được tệ nạn này. Để hạn chế và ngăn chặn tệ nạn này thì đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của Giáo hội mà còn là sự hợp tác của các cơ quan chức năng. Nhưng dù cho hai bên có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa mà không có sự hiểu biết về ý nghĩa cũng như các quy định về cách đi Khất thực để có sự chung tay của các bá tánh thì không bao giờ giải quyết triệt để được vấn đề này.
Phật tử là người trực tiếp cúng dường cho các nhà Sư nên một khi họ được trang bị đầy đủ kiến thức về hình thức Khất thực thì sẽ góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi tệ nạn Khất thực giả.
Khi đi Khất thực các nhà Sư chỉ được nhận thức ăn không được nhận tiền. Nhưng vẫn có một số bá tánh cúng tiền cho các nhà Sư khi đi Khất thực mà không biết quy định là không được nhận tiền. Do đó nhiều người có suy nghĩ nếu không có thức ăn để cúng hay đi làm không mang gì theo thôi thì có thể cúng tiền để các vị Sư muốn ăn gì thì dùng số tiền đó mà mua.
Chính từ khi đồng tiền thay thế cho thực phẩm để trở thành hình thức cúng dường mới thì khi đó tệ nạn Khất thực giả cũng xuất hiện. Khi đó lòng tốt của các bá tánh vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho những phần tử xấu trục lợi. Cho nên muốn giải quyết tệ nạn này thì ngoài việc giáo dục cho bá tánh rõ về hình thức sinh hoạt này, thì ngay chính bản thân của mỗi bá tánh khi cúng dường cho những người đi Khất thực cũng chỉ nên cúng thực phẩm mà không nên cúng tiền. Chỉ có khi đó thì mới dẹp được tệ nạn này.
Dù thấy rõ nguyên nhân xuất phát việc vì sao có nhiều Sư giả đang diễn ra ngoài xã hội. Giáo hội thì kêu gọi các Sư không đi Khất thực nữa. Tuy nhiên, Khất thực là một văn hóa truyền thống đẹp của Phật giáo, vậy có nên cấm hay không? Hay phải làm như thế nào? Đây là một câu hỏi lớn trong thời đại mới, thời đại của tri thức, của khoa học kỹ thuật đang phát triển, bên cạnh đó giáo dục đạo đức cũng được xã hội quan tâm. Vậy truyền thống Khất thực nên duy trì trong đời sống tu học hay chỉ nên diễn ra hình thức mà thôi.
_____________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Trung Còn (2013), Các Tông phái đạo Phật, Nxb Tôn giáo.
2. Bùi Trần Ca Dao (2014), Pháp môn Khất thực của hệ phái Khất sĩ tại Nam Bộ trong bối cảnh đương đại, Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học - Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh.
3. Thích Giác Duyên (2013), Tìm hiểu về Hệ phái Khất sĩ, Nxb Phương Đông.
4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1998), Minh Đăng Quang, Nxb Tp.HCM.
5. Giáo hội Phật giáo Hệ phái Khất sĩ (1998), Luật Nghi Khất Sĩ, Nxb Tp.HCM
6. Thích Nữ Thánh Hưng (2005), Hệ phái Khất sĩ và văn hóa Nam bộ, luận văn tốt nghiệp, Học viện Phật giáo Việt Nam Tp.HCM
7. Trần Hồng Liên (1989), “Khất thực thật và Khất thực giả - khía cạnh tôn giáo, khía cạnh xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1, tr 98.103.
8. Trần Hồng Liên (1995), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
9. Nguyễn Công Hoài Lương (2016), Khất thực, Thọ trai của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam tại Tp.HCM dưới góc nhìn văn hóa, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Văn Hóa Học, Đại học Trà Vinh
10. Phạm Hoài Phong (2011), “Khất thực trong đời sống văn hóa Phật giáo Đông Nam Á,", Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 121, ra ngày 15/1/2011, tr. 40 - 43.
11. Lê Thọ Quốc (2006), “Một số vấn đề về Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, trong Thông tin khoa học”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa thông tin tại Huế, số tháng 3/2006, tr 87-97.
12. HT.TS Thích Trí Quảng, HT.TS Thích Giác Toàn, TS Nguyễn Quốc Tuấn (2016), Hệ phái Khất sĩ Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập, Nxb Hồng Đức
1. Đoàn Trung Còn (2013), Các Tông phái đạo Phật, Nxb Tôn giáo.
2. Bùi Trần Ca Dao (2014), Pháp môn Khất thực của hệ phái Khất sĩ tại Nam Bộ trong bối cảnh đương đại, Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học - Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh.
3. Thích Giác Duyên (2013), Tìm hiểu về Hệ phái Khất sĩ, Nxb Phương Đông.
4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1998), Minh Đăng Quang, Nxb Tp.HCM.
5. Giáo hội Phật giáo Hệ phái Khất sĩ (1998), Luật Nghi Khất Sĩ, Nxb Tp.HCM
6. Thích Nữ Thánh Hưng (2005), Hệ phái Khất sĩ và văn hóa Nam bộ, luận văn tốt nghiệp, Học viện Phật giáo Việt Nam Tp.HCM
7. Trần Hồng Liên (1989), “Khất thực thật và Khất thực giả - khía cạnh tôn giáo, khía cạnh xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1, tr 98.103.
8. Trần Hồng Liên (1995), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
9. Nguyễn Công Hoài Lương (2016), Khất thực, Thọ trai của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam tại Tp.HCM dưới góc nhìn văn hóa, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Văn Hóa Học, Đại học Trà Vinh
10. Phạm Hoài Phong (2011), “Khất thực trong đời sống văn hóa Phật giáo Đông Nam Á,", Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 121, ra ngày 15/1/2011, tr. 40 - 43.
11. Lê Thọ Quốc (2006), “Một số vấn đề về Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, trong Thông tin khoa học”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa thông tin tại Huế, số tháng 3/2006, tr 87-97.
12. HT.TS Thích Trí Quảng, HT.TS Thích Giác Toàn, TS Nguyễn Quốc Tuấn (2016), Hệ phái Khất sĩ Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập, Nxb Hồng Đức
NHỮNG TRĂN TRỞ VỀ HẠNH KHẤT THỰC TRONG THỜI ĐẠI MỚi
Đại đức Thích Giác Minh Chương