Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
VTO – Ngoài những thời khoá thiền hành, học pháp, trì bình khất thực… chư hành giả Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 31, còn có những thời khắ tĩnh lặng để quán chiếu thực hành về bản thân, cũng như những lời dạy của chư Phật, Tổ, Thầy… thông qua thời khắc thiền tập định tĩnh tự thân.
Không ồn ào, không cử động… chỉ có những âm thanh của cơn gió, của lá rơi, đó chính là giờ phút các hành giả Khóa tu truyền thống của Hệ phái Khất sĩ đang thiền tọa ở Tịnh xá Ngọc Vạn (Vạn Ninh, Khánh Hoà) - nơi diễn ra Khóa tu lần thứ 31 của Hệ phái. Đây là những thời khắc mà các hành giả có thể chuyên sâu hướng đến sự định tâm, tìm về bến giác.
Ai cũng biết cuộc sống này luôn chuyển động từng giây, từng phút, chưa lúc nào và cũng sẽ không bao giờ ngừng lại. Thế nhưng đa số mọi người đều bị cuốn xoáy vào dòng chảy đầy cạm bẫy, chông gai, khó khăn và thử thách đó.
Có những lúc, người bình thường tưởng mình bị gục ngã, có lúc cảm thấy bản thân quá mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả nhưng lại không thể nào buông, họ cứ luẩn quẩn trong vòng xoáy của cuộc sống. Chính vì thế khoảng thời gian tự nhìn lại bản thân của mỗi người rất là quan trọng, giúp cho mỗi cá nhân thấy được cái đúng, cái sai, cái cần làm và cái cần loại bỏ để có cuộc sống an lành.
Vì thế mỗi người xuất gia học Phật hay những người biết được giáo lý Phật đà, họ đều dành một khoảng thời gian thiền định để đưa tâm về sự tĩnh lặng, lắng đọng, từ đó quán chiếu sự vô thường, suy ngẫm về cuộc đời. Nhờ điều này mà người tu tập có định tâm, nhẹ nhàng và thanh thản hơn những người đang vật lộn trong cuộc sống thế gian.
Để hướng dẫn các hàng đệ tử trong con đường tu tập, Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ Chơn Lý, đặc biệt là Chơn Lý số 14: Nhập Định, Tổ sư đã nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thiền tập, Tổ dạy: “Không định không có thần thông quả linh, thì con người phải/té sa vào nơi vật chất giả dối, nắm níu /lấy ác tà loạn vong, chôn nhốt /giết hại tâm mình. Cho nên/ tâm định/ thì trí mới huệ, /huệ nhiều ít là do định. Định nhiều/ thì huệ nhiều, định ít/ thì huệ ít, không định /thì không có huệ.” (Chơn Lý, tập I, tr. 357).
Hay “Muốn có Định /thì phải có Niệm. Niệm tưởng/ ghi nhớ một câu, một việc, một lời, một điều gì đó, mới được định. Cũng như /nước bị đựng trong /tô chén để yên lặng /thì sẽ định, cái ý/ nhờ bị trói buộc / một chỗ mà  phải đứng ngừng, đến lâu sau quen lần, mới không còn loạn động”. (Chơn lý, tập I, tr 364).
Ngoài ra Tổ sư cũng còn dạy: “Hễ định được thì thần thông và trí huệ sẽ có một lượt. Từ định mau đến lâu là quả linh và đạo lý cũng sẽ có từ ít tới nhiều, tự nhiên nơi ta sẵn có. Nếu không xao động che đậy là nó yên trụ và xuất hiện ra, chứ chẳng cầu vái nơi ngoài, ai cho mà có được”. (Chơn lý, tập I, tr. 370).
Tóm lại, pháp tu thiền của hệ phái Khất sĩ, từ thời Tổ sư đến nay cũng không có gì khác biệt với các truyền thống Phật giáo khác. Xuất phát từ quan điểm kế thừa và phát huy những tinh hoa tư tưởng của các truyền thống khác trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, nên pháp tu của hệ phái Khất sĩ cũng không ngần ngại kế thừa và hành trì những điểm độc đáo, những tinh hoa mà mỗi hành giả có cơ duyên tiếp cận, thẩm thấu và hành trì.
Một số hình ảnh trong thời khoá thiền định của chư hành giả Khoá tu được ghi lại:










TT. Vườn Tâm 
ảnh: Ban TT-TT Hệ phái Khất sĩ