Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Cách đây vài năm có một người phụ nữ Úc đến chùa ở Perth tìm gặp tôi. Người ta thường đi gặp các sư để xin ý kiến về những vấn đề riêng tư, có lẽ bởi vì lời khuyên của các thầy rất rẻ – chúng tôi không bao giờ bắt ai trả tiền dịch vụ.

Bà ta bị dằn vặt bởi một mặc cảm tội lỗi. Sáu tháng trước đó bà làm việc trong một vùng mỏ ở phía Bắc bang Tây Úc. Công việc vất vả nhưng lương bổng thì khá. Chỉ có điều là giờ rảnh không có gì để giải trí. Vì vậy một hôm vào chiều Chủ nhật bà ấy rủ cô bạn thân nhất và người bạn trai của cô ấy nữa lái xe vào rừng chơi. Cô bạn không thích đi và anh bạn trai cũng không thích, nhưng đi một mình thì không vui cho nên bà ta cố tán tỉnh, thuyết phục, nài nỉ và cuối cùng thì các bạn ấy đồng ý đi cùng.

Trên đường đi thì xảy ra tai nạn: chiếc xe bị trượt trên con đường rải sỏi không đầm chặt. Cô bạn gái bị chết và người bạn trai của cô ấy bị liệt. Còn bà ta, người đề xuất ý tưởng thì lại không sao.

Bà ta kể chuyện cho tôi nghe với đôi mắt buồn rầu: “Giá như con không cố ép họ đi thì cô bạn con vẫn còn sống và anh bạn kia vẫn còn đôi chân. Lẽ ra con không nên nài ép họ. Con cảm thấy rất khổ tâm. Con có mặc cảm tội lỗi”.

Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong trí tôi là nói rằng bà ta không có lỗi gì cả. Bà ta không lên kế hoạch để tai nạn xảy ra. Bà ta không có dự định làm thương tổn bạn bè. Sự việc xảy ra, thế thôi. Hãy quên đi. Bỏ cái mặc cảm tội lỗi ấy đi. Nhưng nghĩ lại tôi thấy có lẽ bà ta đã nghe những lời lẽ như thế hàng trăm lần rồi và rõ ràng là không có hiệu quả gì. Thế nên tôi ngừng lại, nhìn sâu vào tình cảnh của bà ta và nói nếu như bà cảm thấy có tội là rất tốt.

Khuôn mặt bà ta biến đổi ngay, từ chỗ buồn rầu chuyển thành ngạc nhiên, và từ chỗ ngạc nhiên đến chỗ nhẹ nhõm. Bà ta ắt hẳn chưa từng nghe là nên cảm thấy có tội. Tôi đoán đúng. Bà ta cảm thấy có tội về mặc cảm tội lỗi. Bà ta cảm thấy tội lỗi nhưng mọi người lại bảo là đừng có như vậy. Bà ta cảm thấy “có tội gấp đôi”, vừa cảm thấy có tội về tai nạn vừa có tội vì mang mặc cảm có chữa trị cho những người bị chấn thương vì tai nạn xe cộ. Trong môi trường đó bà sẽ làm việc hết lòng và nguôi ngoai dần mặc cảm tội lỗi; và như vẫn thường xảy ra trong công việc thiện nguyện, người đi giúp đỡ cũng được giúp đỡ nhiều không kém những người được giúp.tội. Tâm trí phức tạp của chúng ta vận hành như vậy đó.

Chỉ khi xử lý xong lớp mặc cảm thứ nhất và xác định rằng cảm thấy có tội là đúng chúng ta mới có thể tiếp tục xử lý giai đoạn kế tiếp là tìm cho ra cách giải quyết. Vậy thì phải làm gì với nó?

Có một phương ngôn Phật giáo nói rằng: “Nên thắp một ngọn đèn hơn là than phiền về bóng tối”.

Luôn luôn có thể làm một điều gì đó thay vì cứ hoang mang. Thậm chí có thể ngồi yên một lúc, không than van.

Cảm thấy tội lỗi về cơ bản khác với ăn năn. Trong văn hóa của chúng ta, “có tội” là một phán quyết của quan tòa kèm theo một tiếng búa nện xuống bàn. Nếu không ai trừng phạt, chúng ta sẽ tìm cách này, cách khác tự trừng phạt. Có tội nghĩa là trừng phạt trong sâu thẳm tâm hồn.

Thế nên người phụ nữ trẻ này cần phải có cách sám hối để giải tỏa tội lỗi này. Nếu bảo bà ta quên đi và cứ tiếp tục sống yên vui với cuộc đời, lời khuyên đó sẽ không có hiệu quả. Tôi đề nghị bà đi làm công tác thiện nguyện ở một đơn vị phục hồi chức năng của bệnh viện địa phương,

Tội hình sự

Trước khi tôi có vinh dự được giao trọng trách làm viện chủ một tu viện, tôi vẫn thường viếng thăm các nhà tù xung quanh thành phố Perth. Tôi ghi hồ sơ cẩn thận những giờ phục vụ trong nhà tù như những công trạng để phòng khi tôi bị kết án!

Trong chuyến viếng thăm nhà tù đầu tiên ở Perth, tôi rất ngạc nhiên và có ấn tượng mạnh trước số người tham gia cuộc nói chuyện của tôi về hành thiền. Phòng họp đầy ắp. Khoảng chín mươi lăm phần trăm tội nhân đến học thiền. Tuy nhiên tôi nói chuyện càng lâu thì thính giả càng nhốn nháo. Chừng mười phút sau đó, một người tù đưa tay lên ngắt lời và xin phép đặt câu hỏi. Tôi nói được rồi, cứ hỏi.

Ông ta nói, “Phải chăng qua thiền định có thể học cách bay lên cao qua khỏi những bức tường của trại giam?”.

Lúc ấy tôi mới hiểu tại sao có đông người đến nghe tôi nói chuyện như thế. Tất cả đều muốn học thiền để bay ra khỏi nhà tù! Tôi nói rằng chuyện ấy cũng có thể làm được, nhưng chỉ với một số thiền sinh xuất sắc, và phải mất nhiều năm tập luyện. Lần kế tiếp tôi đến nhà tù đó nói chuyện thì chỉ còn bốn người tới dự.

Sau nhiều năm giảng dạy trong tù tôi quen biết một số tù nhân và hiểu rõ về họ. Tôi khám phá ra một điều là mọi tội nhân đều cảm thấy có lỗi về những gì họ đã làm. Sâu thẳm trong lòng, họ cảm thấy như thế suốt đêm ngày. Họ chỉ nói điều này cho những người bạn rất thân. Trước mặt người khác, họ luôn luôn mang một bộ mặt ngang tàng. Nhưng một khi họ đã tin cậy bạn, xem bạn như một người hướng dẫn tâm linh, thì họ sẽ cởi mở và bộc bạch mặc cảm tội lỗi đớn đau. Tôi chỉ có thể giúp họ với câu chuyện sau đây: chuyện về những học sinh lớp b.

Học sinh lớp B

 
 

Cách đây nhiều năm, một thí nghiệm về giáo dục đã được bí mật tiến hành ở một trường học tại nước Anh. Trường có hai lớp nhận học sinh cùng độ tuổi. Cuối năm, nhà trường tổ chức một kỳ thi để chọn lựa học sinh cho năm học sau. Tuy nhiên người ta không công bố kết quả. Để giữ bí mật, chỉ có hiệu trưởng và vài nhà tâm lý học biết kết quả ấy. Rồi người ta xếp các học sinh có điểm cao nhất vào cùng một lớp với các học sinh điểm cao thứ tư và thứ năm, rồi thứ tám, thứ chín, mười hai và mười ba, và cứ như thế. Đồng thời người ta xếp học sinh có điểm cao thứ nhì và thứ ba vào một lớp khác cùng với học sinh thứ sáu và bảy, mười và mười một, và cứ như vậy. Nói cách khác, dựa vào điểm số trong kỳ thi, người ta xếp các học sinh khá và kém chia đều trong hai lớp. Các thầy cô giáo trong năm học kế cũng được chọn lựa về năng lực và kinh nghiệm giảng dạy đồng đều nhau. Thậm chí các phòng học cũng được trang bị với những tiện nghi như nhau. Mọi thứ đều được xếp đặt làm sao cho ngang nhau trong chừng mực có thể, ngoại trừ một chuyện, là một lớp được gọi là lớp A, và lớp kia được gọi là lớp B.

Trên thực tế, học sinh trong hai lớp có trình độ ngang nhau, nhưng trong đầu óc mọi người thì học sinh lớp A là những học sinh giỏi còn học sinh lớp B thì kém hơn. Một số phụ huynh học sinh lớp A cũng lấy làm ngạc nhiên với sự hài lòng là con mình thông minh và do đó khen ngợi và tưởng thưởng các cháu đó. Trong khi đó phụ huynh học sinh lớp B trách mắng con cái mình là không học hành chăm chỉ và còn không cho các cháu những món quà thưởng nữa. Thậm chí các thầy cô giáo dạy lớp B cũng có một thái độ khác. Họ không trông mong những học sinh lớp B đạt kết quả cao. Cái ảo tưởng đó được duy trì suốt năm. Và rồi người ta tổ chức kỳ thi chung cuối năm.

Kết quả làm người ta lạnh xương sống tuy rằng không ngạc nhiên cho lắm. Những học sinh lớp A làm bài tốt hơn rất nhiều so với học sinh lớp B. Kết quả giống như là năm trước người ta đã chia đôi một nửa học sinh giỏi cho vào lớp A. Các học sinh đều trở thành học sinh “lớp A”. Và học sinh của lớp kia, mặc dầu sức học tương đương vào năm trước đã trở thành học sinh “lớp B”. Đó là điều người ta đã bảo các cháu trong suốt năm học, đó là cách mà các cháu được đối xử, và đó là cách mà các cháu đã tin – và quả là đã trở thành như thế.

Đứa trẻ trong siêu thị

Tôi bảo các “bạn tù” đừng bao giờ nghĩ mình là tội phạm mà chỉ là những người đã từng làm một hành vi tội lỗi. Bởi vì nếu họ được gọi là tội phạm, nếu họ bị cư xử như là những tội phạm, và tin rằng họ là những tội phạm thì họ trở thành tội phạm. Sự thể là như thế.

Tại một siêu thị nọ ở quầy tính tiền, một đứa trẻ đánh rơi một hộp sữa. Hộp sữa bị vỡ và sữa chảy lênh láng khắp sàn nhà. Bà mẹ mắng con: “Đồ ngu!”.

Ở một quầy khác, một đứa trẻ đánh rơi một hộp mật ong. Hộp bị vỡ, mật chảy lênh láng. Bà mẹ la con, “Ồ, con làm bậy quá”.

Đứa trẻ thứ nhất bị xếp loại ngu suốt đời; còn đứa kia chỉ phạm lỗi có một lần. Đứa trẻ đầu tiên có thể trở thành một thằng ngu, còn đứa thứ hai có thể học được cách làm sao để khỏi làm bậy.

Tôi hỏi những người bạn trong tù là họ làm gì khác trong ngày phạm tội. Họ làm gì khác vào những ngày khác trong năm ấy? Họ làm gì vào những năm khác trong cuộc đời của họ? Rồi tôi kể cho họ nghe câu chuyện về bức tường gạch của tôi. Có những viên gạch tượng trưng cho cuộc đời của chúng ta ngoài lúc phạm tội. Quả thật, những viên gạch tốt luôn luôn nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều những viên gạch xấu. Vậy thì, các bạn phải chăng là một bức tường gạch xấu cần phải phá bỏ? Hay các bạn là một bức tường gạch tốt có vài viên xấu giống như mọi người khác?

Vài tháng sau đó tôi trở thành viện chủ và không đi thăm các trại giam nữa. Một hôm, tôi nhận được cuộc gọi của một sĩ quan quản giáo. Ông ta mời tôi đến chơi. Ông ta có một lời khen mà tôi rất quí. Ông ta nói rằng các học trò của tôi ở nhà tù khi đã thi hành xong án phạt không bao giờ trở lại nữa.

Tt cả chúng ta đều là tội phạm

Trong câu chuyện trước, tôi nói về những người mà tôi đã trò chuyện trong trại giam, nhưng thông điệp đó cũng áp dụng cho bất cứ ai đang “bị giam” trong nhà tù lương tâm. Ngoài “tội lỗi” mà chúng ta đã phạm và làm cho chúng ta mang mặc cảm – thì chúng ta còn làm gì khác trong ngày hôm đó, trong năm đó, trong cuộc đời này? Chúng ta có thể nhìn thấy những viên gạch khác ở bức tường ấy không? Chúng ta có thể nhìn vượt ra khỏi hành vi sai lầm đã gây ra mặc cảm phạm tội hay không? Nếu như chúng ta cứ tập trung suy nghĩ về hành vi “lớp B” quá lâu, chúng ta có thể trở thành những con người “lớp B” – đó là lý do khiến chúng ta cứ mãi nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của mình và chất chồng thêm mặc cảm tội lỗi. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những phần đời khác, những viên gạch khác trong bức tường của mình, khi chúng ta có một tầm nhìn hiện thực thì một tuệ giác tuyệt vời có thể bừng nở trong tâm: chúng ta xứng đáng được tha thứ.

Buông bỏ mặc cảm tội lỗi, mãi mãi

Giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc hành trình vượt thoát mặc cảm tội lỗi là tự mình tin tưởng rằng mình xứng đáng được tha thứ. Những câu chuyện mà tôi kể cho tới lúc này là để hỗ trợ cho chúng ta, nhưng bước cuối cùng để thoát ra khỏi nhà tù thì mỗi người phải tự làm lấy.

Hồi còn nhỏ, một người bạn của tôi đang chơi đùa với một đứa bạn thân. Trong khi đùa nghịch trên một cây cầu ở bến nước, bạn tôi xô người bạn kia xuống sông.

Bạn kia bị chết đuối.

Suốt nhiều năm liền, bạn tôi sống trong sự dằn vặt thường xuyên. Cha mẹ của người bạn chết đuối đó sống bên cạnh nhà. Bạn tôi lớn lên trong ý thức rằng mình đã cướp đi sinh mạng của một người con của họ. Rồi một hôm, người bạn ấy nói với tôi rằng anh ta nhận ra rằng không cần phải mang hoài mặc cảm tội lỗi nữa. Anh ta đã bước ra khỏi nhà tù của mình để đến với bầu không khí ấm áp của tự do.

Thư Viện Hoa Sen - Nguồn: Who Ordered This Truckload of Dung? / Văn Hóa Phật Giáo Số 153

Ajahn Brahm là một tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy người Anh, hiện là viện trưởng một tu viện Nguyên thủy ở Tây Úc, một trong những người tích cực hoằng pháp ở vùng Nam Bán cầu, tác giả nhiều quyển sách có giá trị viết về Phật giáo.