- Vâng ạ, em bé bỡ ngỡ, sợ sệt đáp nhỏ.
- Em cũng Phật tử? Phú gia bắt tay em thân mật
- Dạ vâng
- Ồ, qua cũng Phật tử, rồi ông vuốt tóc em âu yếm nói:
- Mình là con Phật, là anh em mà
Thế rồi hai người dắt tay nhau cùng vào giảng đường. Trong giảng đường người đông nghịt, vì hôm ấy là ngày 17 tháng 11 âm lịch, lễ Khánh Đản Đức Phật A Di Đà. Ông vội mở tờ báo trải xuống đất rồi hai người cùng ngồi nghe pháp. Hành động như vậy thật đúng tác phong của.người Phật tử.
Đức Phật đâu có dạy người Phật tử phải làm việc to tát trước khi chưa chịu làm việc nho nhỏ.
Để chứng minh điều ấy, ta hãy nghe trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy: "Nếu quốc vương, đại thần v.v… khi bố thí phải đưa tận tay người xin, lại phải ân cần, niềm nở khi người lãnh thọ vật thí của mình. Bố thí được như vậy thì công đức vô lượng".
Và ta hãy kính cẩn xem hạnh phật làm: Hôm ấy Đức Thế Tôn cùng đại chúng hành hóa qua một khoảng đường vắng, có một bà lão hành khất ngồi dưới gốc cây dương chằm và bỗng sút chỉ, bà lẩm bẩm. Chà, khổ quá không biết có ai làm chút phước mọn xâu hộ tôi cây kim, thì Đức Thế Tôn vừa đi đến, Phật cúi xuống xâu kim cho bà, khi trao kim chỉ tận tay, bà lão cám ơn và hỏi: Ông là ai? Đi đâu mà đông thế?
- Ta là Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật vui vẻ đáp.
- Bà lão hoảng kinh chắp tay quỳ thẳng trước Phật: Con nghe đấng Đại Từ, Đại Bi đã đầy đủ vô lượng phước đức mới thành Phật. Vậy mà Ngài cũng còn làm chút phước mọn à?
- Đức Thế Tôn dịu dàng bảo: "Hễ người nào chịu làm vô lượng phước mọn thì cuối cùng thành Phật như ta". Đây là lời Phật dạy, hạnh Phật làm để cho con Phật sau này noi theo, hầu đúng tác phong của người Phật tử.
Nhưng muốn có những tác phong đúng đắn không phải dễ, không phải ai cũng làm được cái việc nhỏ nhỏ như vị phú gia kia và bố thí hợp pháp như trong kinh địa tạng được.
Vậy muốn hướng dẫn đời mình cho đúng tác phong của người Phật tử thì phải như thế nào?
Chắc các bạn phải ngạc nhiên khi nghe tôi giới thiệu. Thưa các bạn: Phương thức huấn luyện ấy không chi lạ, nó chỉ nằm gọn trong sáu chữ "Nam mô A Di Đà Phật". Thông bệnh của chúng sanh là trọng nan khinh dị (Quý cái khó, khinh việc dễ). Nếu nghe nói tham thiền, quán tưởng hoặc tu luyện những pháp môn có vẻ kỳ lạ thì ưa, chớ niệm Phật thì ai mà không biết? Hoặc có người nghe nói niệm Phật thì họ đã hình dung ra một người ngồi xếp bàn tay cầm hạt bồ đề, mắt lim dim, miệng lẩm nhẩm v.v…Rồi người ta cho thời buổi này mà cứ niệm Phật, như vậy thật là lạc hậu. Song họ không biết hiện nay các nhà thông thái khắp trên hoàn cầu, khi nhận thấy con người ngày nay dùng quá trí lực, não cân của con người xoay hơn chong chóng, nào là niệm danh lợi, niệm tình ái, niệm hơn thua, hận thù, bỉ ngã, tìm cách này, thế khác để tranh đoạt quyền lợi về mình, nghĩ mưu nọ chước kia để áp chế ức hiếp kẻ đối phương, chế tạo tàu bay, tàu lặn để lên trời, xuống đất v.v…Não cân bị làm việc quá mức vì thế họ tìm cách cho não cần nghỉ làm việc mỗi ngày nửa giờ hay một giờ…Họ để riêng một căn phòng rộng và trống. Mỗi buổi sáng vào ngồi yên lặng đó một giờ. Trong lúc ấy người ta gạt bỏ tất cả ý nghĩ để dưỡng não cân. Nhưng phương pháp này rất khó hiệu nghiệm, vì ý thức con người sinh diệt từng sát na, vin vít như vượn chuyền cây đâu có dừng nghỉ được nếu không biết cách đem niệm này để đổi niệm kia thì không thể được.
Song nếu họ là Phật tử thì phương pháp dưỡng thần trên rất dễ. Ta hãy đem niệm Phật để đổi niệm chúng sanh (niệm danh lợi v.v…). Đây là nói về phương diện của các nhà bác học.
Còn đây: hiện nay nữ Thủ tướng Tích Lan, Bà quả phụ Bandaranaike mới đắc cử làm Thủ tướng Tích Lan kiêm Tổng trưởng Bộ ngoại giao. Bà là một Phật tử thuần thành, cứ thường mỗi buổi sáng và tối bà tĩnh niệm trước bàn Phật một giờ. Trong những ngày tranh cử bận rộn nhất mà bà cũng không xao lãng.
Như thế thì đâu lại phủ nhận cái việc khi thấy một người ngồi ngay thẳng, tâm hồn lặng lẽ đối diện trước khung cảnh thanh tịnh (bàn Phật) mỗi ngày chỉ vài giờ khi ban mai và buổi chiều tà, mà cho là lạc hậu?
Để kéo lại vấn đề trên, tại sao người Phật tử muốn có một tác phong đúng đắn lại cần phải niệm Phật? Niệm Phật là niệm những đức tánh của Phật. Đức tánh của Phật thật vô lượng, nhưng hiểu gọn hơn thì muốn hoàn thành một vị Phật phải đủ ba đức: Trí đức, đoạn đức và ân đức hay nói: từ bi, trí tuệ, dõng mãnh cũng được. Nay người Phật tử thường thường tưởng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà tức là tưởng niệm những đức tánh từ bi, trí tuệ, dũng mãnh của Phật vậy, mà thật ra bi, trí, dũng chính nơi mỗi chúng sanh đều có, nó là nguyên liệu để thành Phật. Nên khi đức Bổn sư mới thành chánh giác Ngài đã dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh". Nay ta thử tìm hiểu: Chính con cọp nó cũng có từ bi (nên hiểu chữ từ bi là cứu khổ ban vui). Như khi cọp mẹ nhìn đàn cọp con ngoan ngoãn đoanh vây bên mình thì đôi mắt của cọp mẹ phóng ra nhũng luồng từ bi rõ ràng.
Trí huệ: Như loài chuột cũng có trí huệ. Nó cũng biết thò đuôi vào chai dầu phụng, ngó ngoáy cho dầu dính vào đuôi rồi chú xơi ngon lành, hay khi chúng ăn cắp trứng, một con nằm ngửa lấy bốn chân ôm quả trứng, một con cắn đuôi kéo.
Còn dũng mãnh: Một con gà mẹ liều chết kháng cự với con diều hâu để bảo vệ đàn con…xem đấy, ta biết nơi hạ tầng chúng sanh còn đủ bi, trí, dũng, huống là thượng tầng nhân loại? Nhưng vì sao bi, trí, dũng của chúng sanh lại không được gọi là Phật? Vì bi, trí dũng chỉ hạn cuộc trong chữ "ngã", hạ tầng chúng sanh từng nào thì bi, trí, dũng dừng lại từng ấy, nghĩa là nó chỉ gói gọn nơi con ta, gia đình ta mà thôi. Thượng tầng nhân loại nếu được sự giáo dục lành mạnh thì bi, trí, dũng nới rộng lần ra, biết sống tập đoàn, biết thương nòi giống, biết bảo vệ giang sơn…
Nay người Phật tử niệm Phật là để phát huy ba đức tánh trên bởi vị ngã, thêm lợi tha, chẳng những thương nòi giống, yêu nhân loại mà còn lân mẫn cả muôn loài bằng cách bảo tồn tánh mạng săn sóc nâng đỡ chúng.
Vậy để đúng tác phong của người Phật tử: Bác nông phu biết niệm Phật thì khi nắng táp, mưa chan ngoài đồng, bác bớt hành hạ đánh đập trâu bò bằng cách nhận thấy chúng là ân nhân của mình; hoặc ruộng bác khô ruộng người nhiều nước, bác không nỡ hạ một lác cuốc để nước chảy qua ruộng mình.
Để đúng tác phong của người Phật tử: bà bán hàng biết niệm Phật khi đo hàng, cân bột.v.v…bà mạnh mẽ bỏ hẳn tánh đo non cân thiếu…cho đến trong gia đình bác trai giữ đúng tác phong của người Phật tử thì sẽ bớt những tánh khó khăn trước những cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Bác gái biết giữ đúng tác phong của người Phật tử thì bác sẽ bớt tánh nhiều lời lắm chuyện để lo gia đình tròn bổn phận. Con em trong nhà ai nấy đều biết giữ đúng tác phong của người Phật tử thì gia đình hòa thuận, xóm làng gần gũi thêm tình thân ái. Vì tác phong của người Phật tử là lấy từ bi để cứu khổ, ban vui dùng trí huệ giúp người lợi vật, và mạnh mẽ diệt trừ những tâm niệm xấu xa, hành động bất chánh, để hướng dẫn đời mình và muôn loài đến chỗ an vui, giải thoát.
BEHAVIOR OF BUDDHISTS
Tâm Anh
A rich man and high - ranking civil servant stepped down from his shiny car and saw a little girl (a bread seller often sold at his house) who had just arrived. But today, she doesn't carry a bag of bread like every other day but instead of wearing an old gray shirt. I walked into the lecture hall door. The rich man looked at her happily and asked: Are you also coming to listen to the lecture?
- Yes, the little girl was confused, scared and answered softly
- Are you also a Buddhist? The rich man shook her hands intimately
- Yes
- Oh! I am also a Buddhist. Then he stroked her hair lovingly:
- We are Buddhists, we are brothers.
Then both of them walked together into the lecture hal. The hall was crowded with people because that day was November 17 th of the Lunar calendar, the birthday of Amitabha Buddha. He quickly opened the newspaper and spread it on the ground then both sat down to listen to the Dharma. Such action is truly the behavior of Buddhists.
The Buddha didn't teach Buddhists to do all the big things before doing the little things.
To prove that, let's listen to the Ksitigarbha Sutra, the Budha said: "If the king, minister etc…when giving alms, they must give it to the person asking for it and must be considerate and welcoming when the person receives the alms. If you can give alms like that, your merit will be immeasurable."
And let us respectfully consider the Buddha's actions: One day, the World - Honored One and assembly were walking through a deserted streat. There was an old beggar woman sitting under a popular tree, patching thread, she muttered. Wow, suffering I didn't know if anyone would do a small favor and thread for me. As soon as the Budha came, the Buddha bent down to thread the needle for her. When He handed the needle to her hand, the old woman thanked Him and asked: Who are you? Where are you going to get so crowded?
- I am Sakyamuni, the Buddha happily replied
- The old woman was panic- stricken, she clasped her hands and knelt straight before the Buddha: I heard that the Great Compassionate One must have immeasurable blessing to become a Buddha. Yet you still do a little merit?
The World - Honored One gently said: "Whoever is willing to do countless small meritorious deeds will eventually become a Buddha like me." These are the Buddha's teachings and the Buddha's actions for future Buddhists to follow in order to follow the proper behavior of Buddhists.
But having the right manners is not easy, not everyone can do small things like that rich man and give alms legally like in the Ksitigarbha Sutra.
So if you want to guide your life in that right way as a Buddhist, what should you do?
You must be surprised to hear me introduce: Dear friends, thar training method is not strange but only consists of the six words "Namo Amitabha Buddha ''. Understanding the illness of sentient beings is to treat the serious and trivial (valuing the difficult and disdaining the easy). If you hear about meditating, contemplating or cultivating strange methods, then you like lt? If you don't recite Buddha's name, who doesn't know? Or when some people hear about chanting Buddha's name, they imagine a person sitting with folded hands holding bodhi seeds, eyes half - closed mouth, mouth mumbling v.v…Then people say that nowaday If we keep chanting Buddha's name, that's really backward. But they do not know that today's wise men all over the world, when they realize that people today use too much mental energy, their brains spin like a pinwheel, thinking about fame and fortune, thinking about love, thinking about winning and losing, hatred, contempt, finding this and that way to fight for your rights, thinking of this and that way to oppress the enemy, building airplanes and submersibles to take to the sky and land.v.v…The brain is overwork, so they find away to let the brain rest for half an hour everyday…They set aside a large, empty room. Every morning, sit quietly for an hour. During that time, people put aside all thoughts to calm their minds. But this method is very difficult to be effective because human consciousness arises and disappears every moment like a gibbon moving through a tree. It is impossible to stop if one does not know how to exchange one thought for another.
Then if they are Buddhist, the above method of nourishing the spirit is very easy. Let's use a Buddhist's name to change…sentient beings' thoughts (reciting fame and benefits). This is talking about the aspect of scholars.
And here, the current female Prime Minister of Sri Lanka, " widow Bandaranaike, was recently elected as the Prime Minister of Sri Lanka as well as the Minister of Defense and the Minister of Foreign Affairs. She is a devoted Buddhist, every morning and at night, she meditated in front of the Buddha altar for an hour. Even on the busiest days of the election, she was not distracted.
So how can we deny that when we see a person sitting upright his soul quietly focing the pure scene (Buddha altar) everyday for just a few hours in the morning and late afternoon, that is considered outdated.?
To bring back the above issue, why do Buddhists who want to have proper behavior need to recite Buddha's name? Reciting the Buddha's name is reciting the Buddha's virtues. The virtues of a Buddha are immeasurable but to understand it more concisely to complete a Buddha who must have three virtues: Wisdom, cessationaed, grace. Or say: Compassion, wisdom and courage and also fine. Nowadays, Buddhists often commemorate the name of Amitabha Buddha, which means commemorating the Buddha's qualities of compassion, wisdom and courage. In fact, compassion, wisdom and courage are present in every sentient being, it is the material to become a Buddha. So when the four monks first attained enlightenment, He taught: "All sentient being have Buddha nature". Now let's try to find out: The tiger itself also has compassion (so understand the word compassion as saving suffering and bringing joy). Like when a mother tiger looks at her cubs obediently surrounding her, her eyes radiate clear streams of compassion.
Wisdom: Like rats, they also have wisdom, it also knows how to stick its tail into a bottle of peanut oil, wiggle its head to stick to the fail and then eat it deliciously or when they come in to steal eggs, one of them lies on his back and hold the egg with all four legs the other bites the tail and pulls it.
Still brave: A mother chicken risked her life to resist a hawk to protect her chicks…seeing, we know that in the lower, sentient beings still have enough compassion, wisdom and encouragement, let alone the upper level of humanity? But why is the compassion and wisdom of sentient beings not called Buddha? Because compassion, wisdom and courage are limited to the word "self" as much as the infrastructure of sentient beings is, so is compassion and encourage, meaning it is only limited to our children and our family if the upper class of humanity received a healthy education, their compassion and wisdom will expand, they will know how to live in groups, they will know how to love their race, they will know how to protect their country
Nowadays, Buddhists recite the Buddha's name to promote the above three virtues: less self centeredness, more benefit to others, not only loving the race and loving humanity, but also being compassionate to all living beings by preserving their lives and caring for them.
So in order to follow the proper Buddhist behavior. A farmer who knows how to recite Buddha"s name, then when the sun is shining and the rain is pouring in the fields he will reduce the torture of his cows and buffaloes by realizing that they are his benefactors; or maybe my field is dry or people's fields are full of water, so I don't have the heart to lower a hoe and let the water flow through my field.
In order to follow the proper behavior of Buddhist: The salesman knows how to recite Buddha's name so when measuring goods and flour, she strongly abandons the habit of measuring too little or too little. Until in the family, the uncle maintains proper manners. Buddhists will have fewer difficulties in the face of bad rice and bad soup. She knows how to maintain proper Buddhist manners as she will reduce her talkative nature to take care of her family and fulfill her duties. Everyone in the family knows how to maintain proper Buddhist manners, the family will be harmonious and the neighbors will be closer and more friendly. Because the Buddhist's behavior is to use compassion to save suffering, to bring joy to use wisdom to help others benefit, and so strongly eliminate evil thought and unjust actions to guide our lives and all living beings to a place of happiness and liberation.
TÁC PHONG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
KÍNH DÂNG ĐỨC TỪ PHỤ A DI ĐÀ
Trích trong tập sách NGÀY GẶP PHỤ VƯƠNG
của CỐ NI TRƯỞNG THÍCH NỮ CÁT TƯỜNG
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ - Thư Viện Hoa Sen