Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Duyên khởi: Kinh Bẫy Mồi (Nivāpa Sutta): Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”.:” Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng
Chánh kinh:
I. Thế Tôn dùng ví dụ các người thợ săn, gieo các bẫy mồi và thái độ của 4 đoàn nai đối với các bẫy mồi.
1. Mục đích của các người thợ săn khi gieo các bẫy mồi.
2. Thái độ của đoàn nai thứ nhất: Xâm nhập ăn các đồ mồi, say đắm phóng dật và trở thành nạn nhân của thợ săn.
3. Thái độ đoàn nai thứ hai: Rút kinh nghiệm đoàn nai đầu, chạy vào rừng tránh các bẫy mồi, sau vì đói khát phải đi đến các bẫy mồi, xâm nhập, say đắm, phóng dật và trở thành nạn nhân.
4. Thái độ đoàn nai thứ ba: Học được kinh nghiệm của hai đoàn nai đầu, không xâm nhập, không chạy trốn vào rừng, ẩn núp gần các đồ mồi, không xâm nhập, không say đắm ăn các đồ mồi. Nhưng các người thợ săn tìm được chỗ ẩn núp của đoàn nai và cuối cùng đoàn nai ấy cũng trở thành nạn nhân của người thợ săn.
5. Thái độ đoàn nai thứ tư: Học được kinh nghiệm của ba đoàn nai đầu, không xâm nhập, không chạy trốn vào rừng, làm một chỗ ẩn núp mà các người thợ săn không tìm ra tông tích dấu vết, ăn các đồ mồi nhưng không xâm nhập, không say đắm, nên thoát khỏi các người thợ săn.
II. Đức Phật giải thích ví dụ
1. Đồ mồi là 5 dục trưởng dưỡng, người thợ săn là ác ma. Các đoàn nai là đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.
2. Thái độ của 4 hạng Sa-môn, Bà-la-môn, đối với các dục trưởng dưỡng.
III. Thế Tôn giải thích thế nào là ác ma, ác ma quyến thuộc không thể đến được.
Có hành thiền, chứng được 4 thiền, 4 không, diệt thọ tưởng định, thời ác ma không thể đến được.
Kết luận: Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Audio chánh kinh:
Nguồn: youtube Diệu Pháp Âm
Video ĐĐ. Minh Thắng giảng phần 1, ngày 9/11/2021
Video ĐĐ. Minh Thắng giảng phần 2, ngày 10/11/2021:
Nguồn: youtube Pháp Âm Khất Sĩ
TT. Vườn Tâm